Theo đó, sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91, có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD02) sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Mức thuế áp dụng cho các nhà sản xuất/xuất khẩu gồm: Yeih Phui (China) Technomaterial là 3,17%, Bazhou Sanqiang Metal Products là 26,36%, BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet là 38,34%, Bengang Steel Plates là 27,36%, Tianjin Haigang Steel Coil là 26,32%, Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch là 38,34%, Wuhan Iron and Steel là 33,49%, các nhà sản xuất, xuất khẩu khác của Trung Quốc là 38,34%.
Trong khi đó, mức thuế áp dụng cho POSCO là 7,02% và mức thuế đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Hàn Quốc là 19%. Như vậy, mức thuế áp dụng cho nhà sản xuất từ Trung Quốc cao nhất là 38,34%, từ Hàn Quốc là 19%.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký (ký ngày 30/3). Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.
Nguồn Doanhnghiepvn