Thứ Bẩy, 23/11/2024 00:09:34 GMT+7
Lượt xem: 4935

Tin đăng lúc 27-02-2019

Việt Nam - chủ động tham gia kiến tạo hòa bình

Có nhiều lý giải dành cho câu hỏi vì sao Hà Nội được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Bên cạnh yếu tố về ngoại giao và an ninh, có lẽ, quan trọng hơn cả, Việt Nam là biểu tượng cho một tiến trình bước qua chiến tranh, khép lại quá khứ, mở cửa hội nhập và chủ động tham gia kiến tạo hòa bình thế giới.
Việt Nam - chủ động tham gia kiến tạo hòa bình
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

"Duyên nợ" lâu đời

 

Ba nước: Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên, ở mức độ khác nhau đã có những sự liên quan mang tính lịch sử.

 

Tình hữu nghị của Việt Nam - Triều Tiên được đặt nền móng bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành; hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 31/1/1950. Triều Tiên đã dành cho Việt Nam nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập.


Cách nửa vòng trái đất, Mỹ bắt đầu có những mối liên hệ với Việt Nam từ khá sớm. Năm 1803, Tổng thống Thomas Jefferson đã gửi một phái bộ ngoại giao sang Việt Nam với mong muốn giao hiếu và ký một hiệp định thương mại với quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương. "Nhưng tiếc là chúng ta chưa hiểu nhau nên không thành công" - đây chính là nhận định của cựu Tổng thống Bill Clinton khi ông dẫn lại sự kiện này trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 11/2000.

Khép lại quá khứ

 

Nhiều thập kỷ trước, khi nhắc tới Việt Nam, không ít người nước ngoài liên tưởng đến đất nước của chiến tranh, của những cuộc đối đầu ngoài chiến trường hay trên bàn đàm phán... Khi đó, ít ai có thể tin rằng, chỉ sau hơn 40 năm, vị thế, vai trò cũng như sức mạnh của Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi.

 

Hơn 40 năm sau chiến tranh, 30 năm sau đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển.

 

Việt Nam vươn lên thành nước có mức thu nhập trung bình của thế giới với khoảng 2.400 USD/người/năm. Tính đến tháng 1/2019, 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư 27.643 dự án tại Việt Nam.

 

Việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước. Cùng với đó, tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực.

 

Với một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Việt Nam hôm nay đã có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước…

 

Thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

 

Trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai của Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump, Việt Nam không chỉ đóng vai trò là nước chủ nhà tổ chức sự kiện, mà còn được coi là "nhà kiến tạo hòa bình".

 

Lý giải về việc tại sao lại là Hà Nội mà không phải là Bangkok (Thái Lan) hay Hawaii (Mỹ), những địa danh từng được đưa ra để lựa chọn cho cuộc gặp lần này, truyền thông quốc tế đều cho rằng đó là vì Việt Nam là biểu tượng cho một tiến trình bước qua chiến tranh, khép lại quá khứ, mở cửa hội nhập và phát triển.

 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhận định: "Việc cả Mỹ và Triều Tiên đều muốn tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội cho thấy, Việt Nam là một thành viên năng động và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, muốn đóng góp vào tiến trình hòa bình và Việt Nam muốn nâng cao mức độ của chiến lược ngoại giao đa phương."

 

Nguồn Congthuong


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang