Theo đó, nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, cụ thể đều hướng đến thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của Chính phủ đặt ra.
Tại hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) diễn ra vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc "sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của đất nước, cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ. Trong đó, Thỏa thuận Paris là cơ sở để thực hiện các cơ chế, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Bên cạnh đó, Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 mới đây với chủ đề “Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng đã thảo luận những những nội dung trọng điểm liên quan quan đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn.
Từ đó cho thấy, để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống; hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại hiệu quả, giá trị cao cho nền kinh tế-xã hội…
Thanh Thảo