Thứ Tư, 27/11/2024 00:24:31 GMT+7
Lượt xem: 1233

Tin đăng lúc 21-06-2020

Vinamit xây dựng chiến lược "thương hiệu từ gốc"

Vinamit "ấp ủ" ý tưởng mang đến một hương vị mới cho cuộc sống hiện đại, tạo ra những cơ hội tiêu thụ và phát triển lớn hơn cho người nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam.
Vinamit xây dựng chiến lược "thương hiệu từ gốc"
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit.

Vinamit thành lập năm 1991 tại Bình Dương và nhanh chóng trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao trong khai thác và chế biến nông sản tại Việt Nam.

 

Khoa học ứng dụng trong kỹ thuật chọn giống và canh tác được đánh giá là khâu then chốt trong việc tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm của Vinamit. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên môn và giàu kinh nghiệm là điểm tựa vững chắc cho những kế hoạch phát triển.

 

Ước vọng lớn

 

Phòng thí nghiệm và các trại ươm giống ứng dụng thực hành được phân bố đều ở những vùng nông nghiệp chuyên canh. Những giống cây trồng mới với những ưu điểm vượt trội được liên tục nghiên cứu lai tạo và cho ra đời, góp phần đáng kể vào năng suất, sản lượng thu họach và sự phát triển ổn định cho Vinamit.

 

Những ưu điểm này không chỉ mang lại sức mạnh phát triển mạnh mẽ cho Vinamit mà còn xây dựng uy tín của công ty đối với người nông dân và ngành nông nghiệp Việt Nam.

 

Ước vọng lớn của Vinamit là đưa trái cây Việt Nam với công nghệ của Vinamit trở thành thức ăn nhanh trên khắp thế giới, người ta dùng sản phẩm sấy khô Vinamit vì chất lượng và hương vị Việt Nam và vì một cuộc sống năng động tốt đẹp hơn.

 

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit chia sẻ, con đường ngắn nhất để chinh phục thị trường thế giới và vào được những hệ thống siêu thị lớn toàn cầu là sản phẩm hữu cơ (organic). Organic là xu hướng đã phổ biến trong lĩnh vực nông sản từ thập niên 1990 và được ông Viên ấp ủ từ lâu.

 

Nhưng Vinamit mới bắt tay hiện thực hóa chỉ từ 5 năm nay. Liệu Vinamit có quá “tham lam” khi tự thực hiện mọi quy trình từ gieo trồng, bảo quản, chế biến và phân phối khi nhiều nhà đầu tư khác đã sớm bỏ cuộc?

 

Theo ông Viên, yêu cầu quan trọng nhất khi sản xuất organic là ruộng đất sạch, đủ dinh dưỡng, nguồn nhân lực hiểu và làm đúng quy trình chăm sóc cây. Chưa tìm được đơn vị đáp ứng các yêu cầu trên nên Vinamit phải tự tìm tòi và thực hiện toàn bộ thay vì chỉ là “trung gian giữa người canh tác và người tiêu dùng” như lâu nay.

 

“Những người làm nông nghiệp theo nông pháp hữu cơ nghiêng về con đường làm khoa học hơn là kinh doanh. Đường đi của nông nghiệp hữu cơ chính là đường đi đến sự bùng bổ về giá trị bền vững hơn là giá trị tiền tệ. Mà đây là xu thế tất yếu, là trách nhiệm với tương lai trong bối cảnh hóa học đang ám ảnh đời sống của con người”, ông Viên nói.

 

Với thế mạnh trong lĩnh vực trái cây sấy, ông Viên đánh giá Vinamit có thể tạo giá trị gia tăng ít nhất 50% so với sản phẩm thông thường. Dù đặt mục tiêu chuyển dịch 100% thành sản phẩm organic, nhưng hiện năng suất của sản phẩm organic mới đạt 300 tấn so với công suất 10.000 tấn/năm của Vinamit.

 

“Do đó, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều người tham gia vào phong trào organic, nhất là người trẻ để xu hướng này trở thành trào lưu và tương lai Việt Nam có được những cánh đồng organic rộng rãi là điều tôi luôn ấp ủ”, ông Viên bày tỏ.

 

Hữu cơ “bùng nổ” giá trị bền vững hơn giá trị tiền tệ

 

Lựa chọn nông nghiệp hữu cơ, một nhánh rẽ cần đầu tư quy mô và bài bản trong thời gian dài, nhưng ông Viên không cho rằng điều này là dễ dàng hay khó khăn. Bởi làm nông nghiệp hữu cơ phải xuất phát từ niềm đam mê, nếu không cũng là hướng đến giá trị đóng góp cho cộng đồng trước hết rồi mới tìm kiếm lợi nhuận.

 

 

Ước vọng lớn của Vinamit là đưa trái cây Việt Nam với công nghệ của Vinamit trở thành thức ăn nhanh trên khắp thế giới.

 

“Tôi đã từng mất 150 tỷ đồng khi không tìm ra được phương pháp để ức chế vi khuẩn. Nói vậy để thấy những người làm nông pháp hữu cơ nghiêng về còn đường làm khoa học hơn là kinh doanh”, ông Lâm chia sẻ.

 

Tuy nhiên, cũng không hẳn là nhà khoa học thuần chất mà đây là đòi hỏi tất yếu của doanh nhân, doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nếu doanh nghiệp không muốn bị bỏ lại phía sau hay bị “nuốt chửng” từ các doanh nghiệp ngoại thì phải sáng tạo.

 

Trong khi đó, để sáng tạo trước hết phải hiểu rõ về những điều mình làm. Đường đi của nông nghiệp hữu cơ chính là đường đi đến sự bùng nổ về giá trị bền vững hơn là giá trị tiền tệ. Mà đây là xu thế tất yếu của tương lai trong bối cảnh hóa học ám ảnh đời sống của con người.

 

Giá trị cốt lõi và văn hóa của Vinamit là làm ra những sản phẩm thật, giá trị thật vì chỉ khi làm được như vậy mới có thể dung dưỡng được niềm đam mê cho cả tập thể. Còn chuyện lợi nhuận có lẽ sẽ có những phép tính phù hợp để cân đối. Một sản phẩm có giá trị và được điều tiết tốt thì ắt hẳn sẽ tạo ra doanh số và lợi nhuận.

 

Vẫn theo ông Viên, cách thức tốt nhất để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài và được đón nhận là cho người tiêu dùng thử. Sau bước này doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ đón nhận thông qua mật độ người dùng ghé thử và quay lại tìm sản phẩm của doanh nghiệp ra sao. Sản phẩm càng độc đáo, càng nổi bật và có giá trị thì càng được lan truyền tốt.

 

“Vì vậy, Vinamit sử dụng phương pháp này nhiều hơn là bỏ tiền quảng cáo trên các kênh truyền thông. Về cơ bản, sản phẩm xanh và lành mạnh sẽ tạo doanh thu như một “bản năng” tự nhiên”, ông Lâm nhấn mạnh. 

 

Theo Enternews.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang