Cụ thể, 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Smart Ads, VNPT Check, VNPT His, VNPT Cloud Contact Center VCC, VNPT Smart Cloud, VNPT Pharmacy. Thêm một lần nữa, Tập đoàn VNPT đã khẳng định được vị thế thể hiện tầm vóc của một Tập đoàn kinh tế năng động, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo, đột phá, kiến tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống.
Theo các chuyên gia, Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử do Văn phòng Chính phủ tổ chức được VNPT xây dựng chính là nền tảng cốt lõi cho Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Trục liên thông văn bản quốc gia đi vào hoạt động không chỉ đảm bảo kết nối việc nhận và gửi văn bản giữa các Bộ, ngành, địa phương mà còn có thể chia sẻ và kết nối dữ liệu theo các chuẩn khác nhau, đáp ứng được vấn đề quản lý tập trung, đồng thời dữ liệu được phân tán để đảm bảo được tính chủ động của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển cơ sở dữ liệu đặc thù của riêng mình.
Đây là hệ thống quan trọng và là nền tảng cốt lõi đảm bảo xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số trong thời gian tới.
Hiện, đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước.
Hàng tháng hiện có khoảng 8.315 văn bản đi và 19.296 văn bản đến được thực hiện chuyển nhận trên hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia. Về hiệu quả kinh tế theo tính toán của Ngân hàng thế giới, Trục liên thông văn bản quốc gia đã tiết kiệm cho nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó tiền giấy, mực, sao lưu là 154,3 tỷ, tiền gửi qua bưu chính là 575 tỷ đồng. Chi phí thời gian, công sức tiết kiệm được là 576 tỷ đồng.
Theo Báo Chính Phủ