Thứ Ba, 26/11/2024 11:23:41 GMT+7
Lượt xem: 6492

Tin đăng lúc 22-01-2019

Xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại

Ngày 21/1/2019, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 và triên khai nhiệm vụ năm 2019.
Xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại
Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản điện từ và hệ thống email cho toàn bộ lực lượng QLTT trên toàn quốc

 Kiện toàn tổ chức và hoạt động

 

Năm 2018 là năm ghi dấu ấn đặc biệt quan trọng trong lịch sử 61 năm xây dựng và phát triển của lực lượng của QLTT. Sự kiện ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg. Cơ quan QLTT được tổ chức theo ngành dọc, tập trung thống nhất, từng bước tiến lên chính quy, hiện đại.


Theo đó, bộ máy Tổng cục ở Trung ương được tổ chức tinh gọn trên cơ sở nâng cấp, kiện toàn từ Cục QLTT thuộc Bộ Công Thương, gồm 6 đơn vị là Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách - Pháp chế, Vụ Thanh tra - Kiểm tra và Cục Nghiệp vụ QLTT. Tại địa phương, thành lập Cục QLTT cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục, có Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh thay cho mô hình Chi cục trực thuộc Sở Công Thương.

 

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục được tổ chức tinh gọn, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng về việc sắp xếp theo mô hình liên tỉnh, liên huyện đối với các cơ quan tổ chức theo ngành dọc tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg và Đề án thành lập Tổng cục QLTT được phê duyệt kèm theo, trong năm 2019 sẽ thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở tổ chức lại 38 Cục QLTT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay; sáp nhập các Đội QLTT huyện, quận, thị xã, thành phố để thành lập các Đội QLTT liên huyện, giảm số Đội QLTT cấp huyện từ 681 Đội xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020.

 

Để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động công vụ của lực lượng QLTT theo mô hình Tổng cục QLTT và đảm bảo thống nhất, thuận lợi trong công tác xây dựng lực lượng QLTT, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BCT quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng QLTT…

 

Trải qua hơn 4 tháng triển khai, đại diện các Cục QLTT địa phương cũng đã có nhiều quan điểm, kiến nghị trong công tác điều hành cũng như nguyện vọng của các cán bộ công nhân viên cho thời gian tới.

 

Ông Chu Xuân Kiên – quyền Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho rằng, việc thành lập Tổng cục QLTT là bước đi rất đúng đắn trong việc kiện toàn lực lượng, tạo được sự đồng thuận trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lực lượng QLTT vẫn còn gặp khó khăn trong việc thi hành nhiệm vụ do một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, công tác phối kết hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn chưa đạt được như mong muốn. Hay như tại Cục QLTT Hải Phòng còn đang khó khăn trong vấn đề địa điểm, kho bãi để thu giữ tang vật; QLTT Bình Phước chỉ có một xe ô tô để làm phương tiện tác nghiệp…


Dù vậy, lực lượng QLTT cả nước đã cố gắng khắc phục khó khăn, tập trung triển khai nhiệm vụ được giao và đạt được kết quả đáng khích lệ.

 

 

Cụ thể, Tổng cục QLTT đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng QLTT cả nước tổ chức triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ do Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương giao. Đồng thời, đã triển khai các Đoàn công tác thực hiện đôn đốc triển khai Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; rà soát các vụ việc xử lý vi phạm trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng; tổ chức Đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng tại các tỉnh, thành phố; kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; phổ biến, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật... Đặc biệt, là triển khai Kế hoạch 454/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tống cục QLTT đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo số 1274/TCQLTT-THKHTC chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

 

Lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã nghiêm túc quán triệt các chỉ đạo của cấp trên, kịp thời xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số lĩnh vực, mặt hàng được tích cực đôn đốc, chỉ đạo gồm thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, an toàn thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng; sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng; bán hàng đa cấp…

 

Đáng chú ý, lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã nghiêm túc quán triệt các chỉ đạo của cấp trên, kịp thời xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số lĩnh vực, mặt hàng được tích cực đôn đốc, chỉ đạo gồm thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, an toàn thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng…

 

Điển hình như vụ việc sản phẩm VINACA giả thuốc chữa bệnh; vụ việc mỹ phẩm- thực phẩm chức năng Thanh Mộc Hương (đã chuyển cơ quan công an để điều tra); kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hệ thống cửa hàng MUMUSO; Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với sản phẩm mỹ phẩm và thuốc đông dược không rõ nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH TM&DV Ngọc Tú…

 

Năm 2018, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra 155.583 vụ; phát hiện, xử lý 91.867 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước 490,27 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 92,5 tỷ đồng.

 

Nhiều nhiệm vụ cấp thiết

 

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị


Ghi nhận những kết quả đã đạt được của lực lượng QLTT, Bộ trưởng Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh khẳng định, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, QLTT đã đóng góp rất lớn vào việc bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và bảo vệ nền kinh tế.

 

Thay mặt Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi lời cảm ơn đến toàn thể lực lượng QLTT vì những cố gắng trong suốt thời gian qua, đóng góp to lớn cho thành tích cùa ngành Công Thương cũng như sự ổn định, phát triển của đất nước.

 

Nhưng Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: "Với tinh thần cầu thị, chúng ta cần nghiêm túc, nghiêm khắc nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế để tìm ra nguyên nhân, khắc phục một cách hiệu quả. Những tồn tại đó là: tổ chức bộ máy nhân sự cũng như công tác phối hợp với địa phương chưa hiệu quả; vấn đề kiện toàn ngay tại Tổng cục còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, vấn đề về năng lực chuyên môn, đạo đức, văn hóa ứng xử của một bộ phận cán bộ QLTT còn bất cập. Bộ trưởng cho rằng, sự lạc hậu, chậm trễ đổi mới trong nhận thức, hành động, sự lỏng lẻo trong công tác phối hợp với các lực lượng khác tại địa phương... chính là điểm yếu của một số cán bộ QLTT, không thể phù hợp trong bối cảnh mới, cần chấn chỉnh, khắc phục ngay.


Tiếp thu những ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cũng cho biết, để đạt được những kỳ vọng mà Chính phủ và Bộ Công Thương giao, lực lượng QLTT đã xác định phải có một cách làm mới theo tư duy mới.

 

Cụ thể, thời gian tới, song song với việc bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; lực lượng QLTT sẽ tập trung cho 5 nhiệm vụ chính: Ổn định kiện toàn tổ chức;nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng pháp lý, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để thay đổi; và công tác thông tin truyền thông.

 

Riêng năm 2019, lực lượng QLTT đã xác định rõ yêu cầu cũng như kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, nâng cao phẩm chất chính trị cho công chức QLTT cả nước; thường xuyên cập nhật chính sách, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ chức, cá nhân trong lực lượng. Cùng với đó, thực hiện công tác đánh giá và rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2018 - 2021 và xây dựng Quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026; Xây dựng Đề án thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước tháng 12/2019…

 

Tại Hội nghị, Tổng cục QLTT đã chính thức cho ra mắt Cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản điện từ và hệ thống email cho toàn bộ lực lượng QLTT trên toàn quốc. Những hệ thống quản lý hiện đại, cập nhật nhanh chóng chính xác này sẽ là nền tảng để lực lượng QLTT trở nên chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại theo đúng kỳ vọng của Chính phủ, của Bộ Công Thương.

 

Nguồn Congthuong


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang