Kết quả cho thấy, các mẫu bùn lấy từ Hồ Tây, sông Tô Lịch (Hà Nội), các nhà máy xử lý nước thải ở Bắc Giang, Bắc Ninh và hệ thống xử lý nước thải ở Hải Dương, sau khi tách nước, phối trộn thêm nguyên liệu đều cho thành phần tương đồng với sét tự nhiên, một thành phần trong sản xuất xi măng.
Chất thải được xử lý trong lò nung xi măng ở nhiệt độ 1.400 - 2.000 độ C với thời gian lưu cháy khoảng 10giây.Năng lượng tạo ra từ việc sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu thay thế được sử dụng ngay cho việc chuyển hóa các thành phần khoáng trong nguyên liệu thành clinker.
Đầu năm 2020, Công ty đã sản xuất thành công 15.000 tấn clinker có chất phụ gia là bùn từ nhà máy Xử lý Nước thải Phong Khê (Bắc Ninh).
Việc sử dụng bùn và rác thải trong sản xuất xi măng đang có tác động xã hội khá tích cực. Năm 2021, Công ty Xi măng Hoàng Thạch sẽ dùng rác thải phù hợp để tạo ra khoảng 25% nhiệt trị thay thế than. Dự án xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt dư nhằm phục vụ nhu cầu điện năng của nhà máy sản xuất xi măng cũng đang được hoàn thiện để sớm đưa vào sử dụng.
Ông Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty cho biết: "Công ty Xi măng Hoàng Thạch luôn hướng tới những hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. Việc sử dụng bùn và rác thải làm nguyên liệu sản xuất giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi hơn.Phát huy danh hiệu top 10 Môi trường xanh quốc gia và top 20 Nhà máy xanh thân thiện đã đạt được, Công ty luôn phấn đấu xây dựng mô hình doanh nghiệp sản xuất xanh của ngành xi măng Việt Nam".
Minh Vũ