Theo đó, phần lớn quy trình sản xuất xi măng xanh đều dựa trên những tiến bộ công nghệ gồm các phương pháp sản xuất carbon thấp, tiết kiệm năng lượng, công thức xi măng mới, công cụ địa chất, xi măng carbon và các sản phẩm bê tông mới. Đặc biệt, khi sản xuất xi măng xanh giúp làm giảm lượng xi măng cùng các nguyên liệu chính tạo ra nó, bao gồm các chất thải công nghiệp bị loại bỏ như xỉ lò cao hay tro bay.
Với ưu việt đó, các sản phẩm xi măng xanh đã bắt đầu được thương mại hóa và ứng dụng trong một số dự án khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nó chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong các dự án xây dựng nhưng tiềm năng được sử dụng là rất cao trong tương lai không xa.
Tại Việt Nam, hiện nay, phát triển vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đã có sự dịch chuyển khá rõ rệt về tiêu chí, thay vì chỉ đóng vai trò phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xu thế phát triển vật liệu xây dựng đã và đang ngày càng tiệm cận với quan điểm phát triển bền vững, hài hòa cả ba nhân tố chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, xi măng nói chung cũng như xi măng xanh nói riêng là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, cần hướng đến sản xuất bền vững để góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển xây dựng đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Linh