Được phát triển bởi nhóm do GS Monica Ek của Viện công nghệ hoàng gia Thụy Điển, cụ thể hơn các bộ lọc này kết hợp sợi cellulose bắt nguồn từ gỗ.
Sợi này không chỉ giữ các hạt lơ lửng mà chúng còn có thể được phủ các hạt polyme mang điện tích dương. Vì vi khuẩn và virus mang điện tích âm nên chúng bị hút về phía polyme và sau đó dính vào đó khi nước đang được lọc. Vi sinh vật sau đó sẽ chết khi bị giữ ở đó, không còn khả năng sinh sản.
Khi bộ lọc bị đầy, chúng chỉ cần được tháo ra, phơi khô và đốt đi.
Hệ thống lọc này không chỉ không cần đến điện hay các vật liệu đắt đỏ mà còn không giải phóng các hợp chất độc hại vào môi trường cộng với việc vi khuẩn còn không tích lũy khả năng kháng với nó. Với các đặc điểm hấp dẫn đó, công nghệ còn có thể tìm đường vào các ứng dụng như băng y tế và bao gói thực phẩm.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe về gỗ được sử dụng để lọc nước. Năm 2014, một nhóm từ MIT báo cáo rằng các lớp màng nhỏ xíu bên trong giác gỗ thông có thể loại bỏ khoảng 99% vi khuẩn từ nước nhiễm bẩn.
Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai