Thứ Hai, 25/11/2024 08:37:10 GMT+7
Lượt xem: 2637

Tin đăng lúc 23-10-2017

Xuất khẩu gạo Việt Nam xác định thị trường chủ lực

Thời gian tới, Trung Quốc và Philippines vẫn được coi là những thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo Việt Nam xác định thị trường chủ lực
Xuất khẩu gạo cần tập trung vào những thị trường trọng tâm.

Tại hội nghị “Triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030” vừa được tổ chức ở TP. HCM mới đây, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết châu Á là thị trường gần và quan trọng nhất đối với Việt Nam.

 

Tập trung những thị trường quan trọng

 

Trong 9 tháng đầu năm 2017, thị trường này đã chiếm 68% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, Trung Quốc chiếm 40%. Tiếp theo đó là châu Phi chiếm 15% và các thị trường khác.

 

Có ý kiến cho rằng việc lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì rủi ro cao, nhưng ông Huệ nêu quan điểm, rõ ràng Trung Quốc có nhu cầu thật sự và lâu dài thì tại sao lại lo ngại. Nhu cầu của Trung Quốc là rất lớn. Việt Nam cũng nên tận dụng lợi thế cạnh tranh sẵn có để củng cố, phát triển thị trường gần, truyền thống có nhu cầu phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. Đây là định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo quan trọng nhất của Việt Nam thời gian tới.

 

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn INTIMEX (INTIMEX Group) cũng đồng ý với ý kiến trên. Xuất khẩu không cần “ôm” cả toàn cầu mà nên chú trọng vào thị trường trọng điểm và có nhu cầu thực sự. Trong đó, châu Phi và châu Á là 2 thị trường chính. Và Trung Quốc đóng vai trò là thị trường “sống còn” đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.

 

Và một thị trường khác mà ông Hà Nam đánh giá cao trong thời gian tới là Philippines. “Cuối năm nay, Quốc hội Philippines sẽ thông qua luật để bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan, mở ra nhập khẩu theo cơ chế thuế quan" - ông Huệ cho biết và nói rằng nếu giải quyết được điều này, thì tất cả các nước trong khối ASEAN (chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam), tư nhân sẽ xuất khẩu tự do vào Philippines với mức thuế 35%, trong khi các nước ngoài ASEAN muốn xuất khẩu vào Philippines phải chịu mức thuế đến 400%.

 

Gạo nếp đang được ưa chuộng

 

Chủ tịch Tập đoàn INTIMEX cho rằng khi xác định được thị trường trọng tâm và nhu cầu mặt hàng gạo như thế nào, thì các doanh nghiệp mới có thể xây dựng chiến lược phù hợp thị hiếu với từng thị trường. Có như thế bài toán xuất khẩu gạo mới ổn định và thành công.

 

Với thị trường Trung Quốc, chủng loại gạo trắng thông dụng của Việt Nam không cạnh tranh được với các đối thủ khác, vì giá gạo này của Việt Nam cao hơn. Thế nhưng, gạo nếp, gạo thơm và gạo tấm lại được tiêu thụ rất tốt ở thị trường Trung Quốc. Còn ở khu vực châu Phi tiêu thụ khá tốt đối với chủng loại gạo thơm Jasmine. Trong khi đó, với Philippines, gạo trắng thông dụng (15%, 25% tấm) sẽ tiếp tục có lợi thế.

 

Năm 2017, VFA dự báo Việt Nam có thể xuất khẩu tới 5,6 triệu tấn gạo, tăng 700.000 tấn so với năm 2016 và là một năm thành công của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.

 

Theo VFA, trong chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo giai đoạn 2017-2020, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 4,5-5 triệu tấn gạo/năm, kim ngạch bình quân 2,2-2,3 tỷ USD/năm, trong đó nếp chiếm 20%. Đến giai đoạn 2021-2030, giảm lượng xuất khẩu gạo xuống còn khoảng 4 triệu tấn/năm nhưng kim ngạch dự kiến tăng lên 2,3-2,5 tỷ USD/năm nhờ đi vào các chủng loại giá trị cao, trong đó nếp chiếm tỷ trọng khoảng 25%.

 

 

Sẽ giảm điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, cho biết dự thảo thay thế Nghị định 109/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ký ban hành. Theo đó, kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề có điều kiện nhưng điều kiện đã giảm so với trước. Đáng chú ý, DN không cần đầu tư kho có sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa như hiện nay. Công suất chứa của các kho hiện hữu đã đạt trên 6 triệu tấn, vượt nhu cầu nên DN có thể thuê kho có sẵn. Ngoài ra, DN cũng không cần phải làm thủ tục đăng ký xuất khẩu với VFA.

 

Nguồn Người tiêu dùng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang