Thứ Sáu, 22/11/2024 19:17:33 GMT+7
Lượt xem: 2694

Tin đăng lúc 28-01-2018

Xuất khẩu gỗ Việt Nam “nói không” với nguyên liệu bất hợp pháp

Xuất khẩu lâm sản năm 2017 của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 8 tỷ USD, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra. Để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp cần phát triển trồng rừng, ngành chế biến không sử dụng gỗ không có nguồn gốc hợp pháp.
Xuất khẩu gỗ Việt Nam “nói không” với nguyên liệu bất hợp pháp
Ảnh minh họa

Ông Huỳnh Văn Hạnh- Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.Hồ Chí Minh nhận định, năm 2018 có triển vọng phát triển rất tốt, dự kiến tăng trưởng 13% so với năm 2017; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 8,67 tỷ USD, sản phẩm gỗ và lâm sản nội gỗ sẽ đạt 9 tỷ USD, tổng sản phẩm của toàn ngành sẽ là 10,2 tỷ USD.

 

Để thực hiện được mục tiêu này, ngành chế biến gỗ sẽ tập trung đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại theo hướng chuyên môn hoá và tự động hoá; đầu tư con người để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp mới; xây dựng một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp cam kết “nói không” với gỗ bất hợp pháp thông qua việc nâng cao ý thức xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ trong doanh nghiệp và trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất bền vững bằng nguyên liệu hợp pháp.

 

Để đảm bảo đầu vào cho ngành chế biến gỗ và phát triển bền vững, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường- cho rằng, ngành lâm nghiệp cần đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ tạo giống, trồng, chăm sóc rừng đến công nghệ chế biến nhằm nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cho ngành chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Nguồn Báo Công Thương


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang