Thứ Sáu, 22/11/2024 22:36:40 GMT+7
Lượt xem: 9063

Tin đăng lúc 01-10-2015

Bài 1. Nghệ An: Những làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một

Ở Nghệ An, các làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thời gian, bằng bàn tay khéo léo, tài hoa và khối óc sáng tạo của mình, các “nghệ nhân” đã làm ra những sản phẩm tinh xảo, mang đậm nét đời sống văn hóa của địa phương.
Bài 1. Nghệ An: Những làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một
Sản phẩm tương Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

 

Tính đến nay, toàn tỉnh có 126 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, 285 làng nghề do UBND các huyện công nhận và hơn 400 làng có nghề với nhiều loại hình khác nhau, trong đó nhiều nhất là làng nghề mây tre đan, dệt chiếu cói, làng nghề chế biến thực phẩm, sản xuất hương,... Các làng nghề này đã tạo ra khối lượng hàng hóa phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, giải quyết việc làm cho khoảng 40.000 lao động có mức thu nhập ổn định trên 10 triệu đồng/người/năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, ổn định đời sống và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

         

Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay mà các làng nghề truyền thống đang phải đối mặt đó là thiếu vốn sản xuất. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm làng nghề, trong khi đó sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp khiến sản phẩm truyền thống ngày càng mất thị trường. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, các làng nghề còn gặp phải nhiều khó khăn như quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, đầu ra sản phẩm… khiến các làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một dần.

 

          Cụ thể, tương Nam Đàn là một thương hiệu được nhiều người biết đến, trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ mới cho ra được một mẻ tương ngon và đậm đà hương vị của vùng quê, món ăn dân dã này trở thành một trong những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trên địa bàn có 30 hộ tham gia sản xuất tương chuyên nghiệp, trung bình mỗi năm đạt mấy vạn lít. Tương Nam Đàn đã có mặt ở thị trường trong Nam, ngoài Bắc và có thời điểm xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đầu ra cho sản phẩm không những không mở rộng mà đang ngày càng bị thu hẹp. Các hộ làm tương có tiếng chủ yếu phân phối cho các nhà hàng, còn lại bán cho các mối quen. Năm 2012, tương của Hợp tác xã Sa Nam được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực miền Bắc, tuy nhiên, tương Nam Đàn vẫn chưa có mối liên kết tiêu thụ nào để thu gom sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình.

 

          Thiếu đầu ra bền vững là thực trạng chung ở hầu hết các làng nghề, cùng với đó, việc phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao đã ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm, bên cạnh đó, lao động trẻ không mấy mặn mà với việc gìn giữ, phát huy nghề truyền thống. Vì vậy, rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương để làng nghề truyền thống không bị mai một mà còn phát triển hơn trong thời gian tới.

Như Trang

         

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang