Điện thoại iPhone X là thiết bị đầu tiên dùng kỹ thuật sinh trắc, nhận dạng khuôn mặt người bằng cách nhìn chằm chằm vào điện thoại. Kỹ thuật này vừa an toàn lại thú vị, tuy nhiên theo dự báo mật khẩu kiểu này sớm muộn sẽ lỗi thời.
Các công cụ sinh trắc học đã từng được biết đến.
Một hướng đi mới ứng dụng sinh trắc học để giải quyết vấn bảo mật không bị lỗi thời vừa được công bố. Kỹ thuật quét tim để mở khóa điện thoại của nhóm các nhà khoa học ở Đại học Buffalo, Mỹ (UoB). Sản phẩm có tên "máy quét tim", có thể nhận dạng nhịp tim, hình dạng và chuyển động trái tim, tất cả những đặc tính này mang tính đặc thù không thể lẫn giữa người này với người kia, cho dù thời gian, tuổi tác tăng lên.
Máy quét tim hoạt động theo nguyên lý sử dụng hiệu ứng doppler radar đo cơ tim. Việc quét ban đầu chỉ mất 8 giây, sau đó, giống như hầu hết các thiết bị sinh trắc học, điện thoại tự so sánh các dạng quét với dữ liệu cá nhân lưu trữ trong thiết bị. Nếu số liệu tim chủ nhân khớp với số liệu đã lưu, điện thoại sẽ tự mở. Đây là kiểu "nhận dạng liên tục", có nghĩa, chỉ cần đăng nhập vào thiết bị một lần và mãi mãi không phải đăng ký lần hai.
"Công nghệ quét tim lần đầu tiên ra đời, biến các mô hình sinh học dạng cứng làm chức năng viễn thám. Điều này cũng có nghĩa, việc đăng nhập diễn ra liên tục mà không cần mật khẩu. Nó ưu việt hơn các kỹ thuật sinh trắc có trước như nhận dạng khuôn mặt, vân tay, tròng mắt…, tạo thuận lợi cho ngành an ninh, tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, trái tim con người có thể lớn lên theo tuổi tác, nhưng không thay đổi hình dạng, trừ khi nó bị nhiễm bệnh nan y nào đó, còn không sẽ được coi là công cụ sinh trắc bảo mật tối ưu và vĩnh viễn”, Giáo sư Wenyao Xu, thành viên nhóm nghiên cứu UoB nhấn mạnh trước báo giới.
Nguồn Nông nghiệp Việt Nam