Chủ Nhật, 24/11/2024 10:19:57 GMT+7
Lượt xem: 7077

Tin đăng lúc 07-05-2016

Bệ nổi pin mặt trời hứa hẹn tương lai năng lượng tái tạo từ đại dương

Hơn 70% bề mặt Trái Đất bao phủ bởi nước nên các nhà khoa học đang tìm kiếm cách tận dụng những khoảng không gian rộng lớn này để làm ra nguồn năng lượng tái tạo cung cấp điện năng.
Bệ nổi pin mặt trời hứa hẹn tương lai năng lượng tái tạo từ đại dương

Trên thế giới, có nhiều tấm pin năng lượng mặt trời được xây dựng nổi trên hồ hay các đập nước lớn. Mới đây, các nhà nghiên cứu của Áo đang phát triển một dạng mẫu thiết kế bệ nổi chứa những tấm pin mặt trời đủ vững chắc chịu được những cơn sóng biển hung dữ nhất của biển cả.

 

Các bệ nổi được đặt tên là Heliofloat với kích thước mỗi chiều dài 100 mét dùng để lắp đặt các tấm pin mặt trời có tác dụng giữ cho cả hệ thống ổn định trên sóng biển, và có khả năng phát điện. Công nghệ này có thể cho phép các công ty tạo ra nguồn năng lượng điện mặt trời khổng lồ ngoài khơi, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.

 

Tất nhiên, ngay cả với những thủy thù kỳ cựu nhất thì đại dương vẫn là một nơi rất hỗn loạn và khó lường thì đây vẫn là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và họ không hề muốn những tấm pin mặt trời trang bị công nghệ mới hết sức đắt tiền bị chìm xuống đáy biển.

 

Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Công nghệ Vienna lại nghĩ khác, họ cho rằng có thể giải quyết này được vấn đề bằng cách phát minh ra loại phao độc đáo với cọc trụ linh hoạt có đáy mở.

 

Các cọc hình trụ là các ống thép giảm tốc (cylinders dumper) có tác dụng làm giảm hấp thụ năng lượng từ sóng biển. Nhóm nghiên cứu dự án Heliofloat khẳng định, hệ thống bệ nền này đủ vững chắc để đặt một nhà máy điện mặt trời có kích thước bằng một sân bóng đá lên trên mà có thể đương đầu với những đợt sóng lớn từ biển cả.

 

 
Minh họa hệ thống ballast trên tàu biển.
 

Cách thức hoạt động của Heliofloat tương tự như hệ thống bơm nước ballast cho các tàu chở dầu, tàu chở container, và tàu ngầm, có tác dụng giữ thăng bằng và độ ổn định. Các khối bệ nền nổi của Heliofloat được cấu tạo từ một vật liệu mềm và linh hoạt giúp giữ được không khí ở bên trong các thùng.

 

Bởi vì không khí có liên hệ trực tiếp với lớp nước bên dưới các cọc trụ, nó tạo ra một cột không khí có tác dụng như một bộ giảm chấn, cho phép các bệ nền nổi đặt các tấm pin năng lượng mặt trời giữ được sự ổn định trước các đợt sóng lúc cao, lúc thấp không ổn định.

 

Theo các nhà phát triển, công nghệ Heliofloat còn có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như áp dụng quy trình khử muối để lọc nước biển, bảo về nguồn nước khỏi bị bốc hơi.

 
Một phiên bản mẫu đã được giới thiệu tại Hội chợ thương mại Hannover Messe (Đức) vào cuối tháng 4 vừa qua với mục đích tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và các đối tác thương mại nhằm giúp các tấm pin năng lượng mặt trời Heliofloat có kích thước lớn như một chiếc tàu biển chở container trở nên khả thi.
 
Theo Đức Trung/ Báo Nhân Dân
(Nguồn:Science Alert)

Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang