Thứ Sáu, 22/11/2024 00:09:45 GMT+7
Lượt xem: 4311

Tin đăng lúc 05-11-2015

Bê tông phun: Công dụng, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng

Bê tông phun (shotcrete) là loại bê tông đặc biệt, được thi công bằng phương pháp phun áp lực cao lên bề mặt cần thi công mà không cần cốp pha, hiện đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng. Cùng VLXD.org tìm hiểu về những công dụng, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng của loại VLXD này.
Bê tông phun: Công dụng, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng

Công dụng:
 

Hiện nay trên thế giới, bê tông phun được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của ngành xây dựng.



- Cải tạo nâng cấp, sửa chữa hư hỏng, tăng cường khả năng chịu lực cho các kết cấu công trình.

- Sử dụng trong phun mái dốc, bảo vệ mái đê, v.v…

- Thi công các cấu kiện, hạng mục không cần cốp pha, thích hợp ứng dụng tại các công trình có bề mặt uốn lượn, yêu cầu thẩm mỹ cao.

- Phần lớn bê tông phun được sử dụng trong công tác đào hầm ngầm, phun bê tông làm kết cấu chống đỡ tạm thời trong hầm và làm bê tông lót cho bê tông mặt hầm.

- Ngoài ra, bê tông phun là phương pháp thi công nhanh nhất cho những kết cấu tấm vỏ, v.v…

 

Đặc tính kỹ thuật (đối với phương pháp phun ướt):
 

Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước đối với bê tông phun, bao gồm:



- Độ sụt: độ sụt bê tông phun thấp hơn nhiều so với bê tông thông thường.

- Cường độ chịu nén: yêu cầu cường độ tuổi sớm cao, tại thời điểm ban đầu và có thể phát triển chậm dần về sau. Phương pháp tiến hành thí nghiệm kiểm tra bao gồm phương pháp đâm kim, bắn đinh, khoan mẫu và ép như truyền thống tùy thuộc vào từng thời điểm và cường độ đạt được của bê tông.

- Cường độ chịu uốn khi nén: khối mẫu được phun, cắt và tạo hình theo dạng thanh dầm để xác định cường độ chịu uốn với 3 điểm đặt lực.

- Cường độ dính bám: Phương thức thí nghiệm kéo trực tiếp để xác định cường độ dính bám của bê tông phun với vách phun.

- Tính dẻo dai của bê tông phun: xác định bằng thí nghiệm tấm phẳng, tính dẻo dai của bê tông phun tăng đáng kể khi sử dụng sợi phân tán trong bê tông.

- Lượng rơi phản hồi trong quá trình phun: xác định theo phần trăm khối lượng hao hụt (lượng rơi) so với tổng khối lượng bê tông phun.

- Các tính chất khác: khối lượng thể tính, độ hút nước, độ rỗng, cường độ kéo vỡ, v.v...

 

Một số công trình ứng dụng bê tông phun tại Việt Nam
 

Tại Việt Nam bê tông phun cũng được nghiên cứu sử dụng cho các công trình lớn như đập thủy điện (thủy điện Yali, Hòa Bình, Hàm Thuận, Đại Ninh, Đồng Nai...) và hầm xuyên đèo Hải Vân, khu du lịch Đại Nam, v.v...
 

Bê tông phun đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng hồ bơi với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Hồ bơi được thi công theo phương pháp phun ướt bằng các thiết bị chuyên dụng bao gồm: Máy bơm, hệ thống khí nén áp lực và ống dẫn vật liệu phun, súng phun.
 

Quy trình sản xuất và cung cấp, vận chuyển bê tông phun hồ bơi tương tự như bê tông thương phẩm bình thường, quá trình nghiệm thu độ sụt và cường độ nén bê tông tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam (do bê tông phun hồ bơi không yêu cầu quá phức tạp so với các ứng dụng khác như đập thủy điện, hầm...). 
 

Thiết kế cấp phối bê tông thiên về cấp phối bê tông hạt mịn và độ sụt thấp để đảm bảo khả năng dính bám và tạo hình khi phun. Chất lượng hồ bơi sau khi phun ngoài việc bị ảnh hưởng bởi chất lượng bê tông phun thì còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tay nghề và tính chuyên nghiệp của nhà thầu thi công.
 

Theo VLXD.org 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang