Thứ Sáu, 22/11/2024 05:33:43 GMT+7
Lượt xem: 11646

Tin đăng lúc 06-09-2016

Cảnh giác lựu Trung Quốc tẩm hóa chất gây vô sinh

Lựu là một trong 10 loại hoa quả được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam nhiều nhất.
Cảnh giác lựu Trung Quốc tẩm hóa chất gây vô sinh
Lựu Trung Quốc có hạt màu đỏ, to đều, lựu Việt Nam có hạt nhỏ và màu nhạt

Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư…

 

Từ tháng 7 đến tháng 12 là vào mùa, lựu được bán nhiều ở các chợ Hà Nội và miền Bắc. Bạn có thể mua lựu ở bất cứ cửa hàng hoa quả trên phố, trong chợ hay gánh hàng rong nào. Giá mỗi kg lựu hiện từ 20.000 đồng – 30.000 đồng. 

 

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựu Trung Quốc được bày bán. Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Đây cũng xem là 1 trong những loại quả có xuất xứ Trung Quốc có nguy cơ chứa hóa chất độc hại tràn vào thị trường Việt Nam nhiều nhất trong thời gian này.

 

Lựu Trung Quốc có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Khi bổ quả lựu ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau, thường không mùi hoặc mùi của hoá chất. Lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu trong nước có mùi thanh.

 

Trung Quốc sử dụng chất bảo quản giúp lựu tươi lâu 

 

Hóa chất trong lựu có thế gây vô sinh

 

Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.

 

Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.

 

Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.

 

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan.

 

Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.

 

Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.

 

Dù cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng hiện nay trái cây Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường nước ta, không chỉ ở các chợ, lề đường mà còn có cả trong các siêu thị... Những loại hàng này độc nhưng lại tiêu thụ nhanh, bởi biết cách đánh vào thị hiếu người tiêu dùng là giá rẻ và hình thức bắt mắt.

 

Nguồn VietQ


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang