Một trong những mục tiêu lớn mà các kỹ sư robot đặt ra là chế tạo rô bốt có lớp da có khả năng tự liền sau khi bị tổn thương, tương tự như cơ chế tự lành của da người. Một mục tiêu nữa là kết hợp các phần mềm của rô bốt vào trong các ứng dụng cần độ nhạy cảm như nâng bệnh nhân tại bệnh viện. Tuy nhiên, nhược điểm của vật liệu mềm là dễ bị hỏng. Tay rô bốt và một số bộ phận khác có đặc điểm mềm và có thể tự lành là mục tiêu lý tưởng nhất mà các nhà khoa học mong muốn đạt được trong nghiên cứu mới.
Nhóm nghiên cứu tin rằng giải pháp phù hợp là sử dụng loại cao su mềm đủ để tạo độ nhạy cho cao su, nhưng chưa đủ mạnh để duy trì hình dạng của nó mà không cần sự hỗ trợ từ bên trong (như xương người). Loại cao su mới cũng cần được sửa chữa mà không dùng đến keo, vít…, vì vết sẹo sẽ không chắc như vật liệu ban đầu. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra loại cao su này và sau đó sử dụng để chế tạo ngón tay cho rô bốt. Bàn tay cao su sau khi bị cắt, có thể được đặt trong lò nung ở mức nhiệt 80°C trong vòng 40 phút để kích thích khả năng tự liền - nhiệt độ cao làm cho vết cắt khép lại. Nó hoạt động vì cao su là polymer được tạo thành từ một mạng lưới liên kết chéo - phản ứng Diels-Alder xảy ra, tạo ra các liên kết trên một khu vực bị hư hại. Cao su sau khi nung, cần được làm mát trong một thời gian ngắn để các liên kết chắc hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tạo ra chiếc kẹp, được mô tả như là số lượng cơ nhân tạo bằng cách sử dụng cao su và cho trải qua tất cả các thiết kế cắt để kiểm tra cách chúng tự liền. Các thiết bị đã phục hồi đến 98 - 99% chức năng sau khi được sửa chữa. Quá trình này có thể được lặp lại thường xuyên nếu cần mà không làm hỏng cao su.
Kẹp mềm tự phục hồi có thể xử lý nhiều vật liệu mềm (vịt cao su, cam quýt và cà chua anh đào) mà không cần sự kiểm soát của con người và có tiềm năng trong môi trường ngành công nghiệp nơi những vật sắc nhọn như đinh có thể làm hỏng rô bốt.
Nguồn Khoahocvacongnghevietnam.com.vn