Các hạt mài mòn của lốp và đường là những hạt vi nhựa rất nhỏ được tạo ra bởi phương tiện giao thông đường bộ trong quá trình mài mòn cơ học của lốp, phanh và đường. Các hạt này tích tụ trên lề đường sau đó chảy vào nguồn nước, nơi chúng gây ô nhiễm hệ sinh thái nước. Mặc dù lượng ô nhiễm từ các hạt vi nhựa lớn hơn đã được biết đến nhưng đã có một lỗ hổng công nghệ trong việc phát hiện và phân tích phần nhỏ của các hạt nhỏ hơn này.
Trong nghiên cứu, bằng cách sử dụng kết hợp nhíp quang học và quang phổ Raman được gọi là nhíp Raman, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên có thể phát hiện, kiểm tra hạt từ lốp xe và đường có kích thước nhỏ hơn 5 micromet. Với nhíp Raman, các nhà nghiên cứu có thể bẫy và phân tích hóa học các hạt riêng lẻ trong môi trường lỏng.
"Nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể sử dụng sự kết hợp giữa nhíp quang học và quang phổ Raman để mô tả đặc điểm của các hạt cực nhỏ được tạo ra do sự mài mòn của lốp xe trên đường và thường kết thúc ở biển. Điều này thu hẹp khoảng cách giữa các kỹ thuật hiện có khác về kích thước", Giovanni Volpe, giáo sư tại Khoa Vật lý cho biết.
Dự án là sự hợp tác quốc tế do Pietro Gucciardi từ Viện CNR về quá trình hóa học và vật lý ở Messina, Ý thực hiện. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Khoa học Môi trường: Nano. Tiềm năng của nhíp Raman trong phân tích ô nhiễm môi trường góp phần lấp đầy khoảng trống công nghệ phát hiện và xác định nhựa nano. Công nghệ này có thể sử dụng để tạo ra những chiếc lốp bền vững hơn mà không tạo ra hạt ô nhiễm.
Theo Vietq.vn