Thứ Sáu, 22/11/2024 10:22:41 GMT+7
Lượt xem: 4398

Tin đăng lúc 02-04-2015

Công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng 10% nhu cầu

Theo Bộ Công Thương, sau 3 năm phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), hiện nay sản phẩm CNHT của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu sản phẩm.
Công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng 10% nhu cầu

Hiện nay sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa.

 

Năm 2011, Chính phủ đã ban hành chính sách phát triển CNHT trong nước với hệ thống văn bản: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 về chính sách ưu đãi phát triển CNHT, Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về Danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển, Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17-12-2012 phê duyệt đề án trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT.

Theo Bộ Công Thương, sau 3 năm phát triển CNHT, hiện nay sản phẩm CNHT của Việt Nam mới chỉ  đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu sản phẩm. Đối với các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ khá, Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và khả năng sản xuất của các DN sản xuất nội địa vẫn còn khá lớn. Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng được sản phẩm CNHT thì cũng chỉ mới quan tâm mở rộng quy mô chứ chưa quan tâm nhiều đến đầu tư chiều sâu vào công nghệ và thiết bị.

Các DN CNHT muốn phát triển và tham gia được chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia cần đáp ứng được 3 yếu tố: Chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một số DN trong nước đáp ứng được cả 3 yếu tố trên.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp cho biết: Trong lĩnh vực sản xuất xe máy, tỷ lệ nội địa hoá đã đạt khoảng 85-90%. Các sản phẩm linh kiện xe máy được sản xuất rất đa dạng như động cơ, bộ chế hòa khí, hộp số, phanh, dây phanh, khung, sườn xe, hệ thống giảm xóc... Mặc dù vậy hiện nay các linh kiện, chi tiết quan trọng, có giá trị cao vẫn chủ yếu do các nhà cung ứng FDI thực hiện. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu đa dạng về chủng loại xe máy, hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 600-700 triệu USD linh kiện xe máy (như bugi, vòng bi, gioăng, bạc lót...) phục vụ thị trường trong nước.

Nguyên nhân sản phẩm CNHT của Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn trước yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia về mặt chủ quan là do các DN Nhà nước trong ngành CNHT vẫn làm ăn theo lối tự cung tự cấp, thiếu liên kết để tham gia thầu phụ công nghiệp, vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khả năng giao thầu của DN lớn, nhất là DN nước ngoài và ngược lại, các DN nước ngoài cũng ít thông tin về DN Việt Nam. Trình độ nhân lực, năng lực quản trị của các DN Việt Nam đa phần còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành.

 

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang