Bún tôm được biết tới là một món ăn đặc trưng của Hải Phòng bên cạnh bún cá hay bánh đa cua. Món bún tôm có vị ngọt từ nước xương hầm, vị đậm đà của tôm. vị thanh mát của các loại rau.
Bánh đa cua Hải Phòng: màu nâu sậm bánh đa, đỏ rực ớt tươi, đỏ cà chua; màu xanh các loại rau muống, rau rút; nổi bật màu vàng rộm, béo ngậy của gạch cua trưng hành,…
Phở bò Nam Định: là món thực sự nổi tiếng không chỉ trên đất nước ta mà còn nổi tiếng tại nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Vị ngọt của nước dùng và thịt bò. vị thơm nồng của hành lá, cay nhẹ của ớt tươi.
Bún thang Hà Nội: là món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Nó đòi hỏi sự cầu kì, tinh tế trong cách chọn nhiều loại nguyên liệu, cũng như trong chế biến.
Miến lươn Nghệ An: có miến nước và miến khô. Lươn được làm sạch rồi chế biến với các loại gia vị hành lá, giá đỗ, cà rốt, cùng các loại bột nêm, gia vị cần thiết và không thể không có miến.
Bún bò Huế: là món đặc trưng của Huế, nguyên liệu chính là giò heo, thịt bò, giò cắt miếng, hoa chuối thái mỏng cùng một số loại gia vị nêm nếm và rau thơm.
Hủ tiếu Nam Vang: có nguồn gốc từ Campuchia. Nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì Hủ tiếu khô với nước dùng rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo.
Mì Quảng – món ăn đặc sắc của vùng Quảng Nam với thịt gà dai dòn, mùi thơm nồng của rau, vị béo ngậy của thịt của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng.
Cao lầu: tên một món mì ở Hội An. Sợi mì cao lầu được chế biến công phu, sợi mỳ màu vàng, được dùng với thịt heo, tôm, rau thơm, trộn đều với một chút nước dùng.
Bún mắm: thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, hoặc là một số loại thủy hải sản khác tùy thuộc. Món bún này có nhiều tại miền Tây, các tỉnh Trà Vinh, Cần Thơ và Sóc Trăng.
Theo: Đoan Đoan/ VOV.VN