Thứ Bẩy, 23/11/2024 05:27:54 GMT+7
Lượt xem: 1821

Tin đăng lúc 28-05-2020

Doanh nghiệp tham gia đưa hàng sang Campuchia

Campuchia luôn được xem là bạn hàng rất quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch.
Doanh nghiệp tham gia đưa hàng sang Campuchia
Ảnh minh họa

Campuchia là thị truờng rất gần Việt Nam. Hai nước có 9 tỉnh biên giới chung, 9 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn. Địa hình các vùng biên giới tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh rạch đi lại thuận lợi cả hai bên. Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Phnôm Pênh chỉ có 230 km. Vì vậy, hai bên có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

 

Những năm qua, Việt Nam và Campuchia đã có môi trường pháp lý thương mại thuận lợi về nhiều mặt, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp và hàng hóa của cả hai bên. Các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng theo từng năm. Năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 toàn cầu (thứ 3 Châu Á) của Campuchia, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia với các nhóm hàng vải sợi, dây cáp, các đồ gia dụng bằng nhựa, mỳ ăn và các phụ tùng thay thế đồ điện. Ngược lại, Việt Nam cũng là thị trường nhập khẩu rất lớn hàng hóa của Campuchia (đứng thứ 3, chỉ sau Thái Lan và Trung Quốc), với tổng giá trị lên đến 16,4% tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia với các mặt hàng cao su, nguyên liệu thô cho ngành may mặc, thuốc lá, gỗ và sản phẩm gỗ.

 

Trong bối cảnh quan hệ thương mại này, Campuchia luôn được xem là bạn hàng rất quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch. Các địa phương của Việt Nam có chung biên giới với Campuchia như Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp (cả đường bộ và đường thủy)… hiện nay có quan hệ thương mại tốt với thị trường của nước bạn. Người dân đi lại mua bán, kết nối vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, các hoạt động giao thương này chỉ được xem là buôn bán nhỏ, trong khi tiềm năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường Campuchia còn rất lớn, nếu doanh nghiệp Việt có đầu mối giao dịch kết nối thương mại tốt, đưa được hàng hóa vào sâu trong nội địa thì sẽ là lợi thế lớn.

 

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt (thực phẩm, may mặc, văn phòng phẩm, nhôm nhựa gia dụng…) rất coi trọng thị trường Campuchia. Đây là thị trường khá dễ tính và đa dạng, có nhiều phân khúc song lại ít kênh phân phối (chủ yếu là chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa), siêu thị cũng chỉ mới phổ biến ở các thành phố lớn. Mặc dù vậy, thị trường Campuchia cũng được xem là khá thất thường, nếu doanh nghiệp chủ quan, sẽ khó tồn tại ở đây. Rất nhiều doanh nghiệp Việt thông qua Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao từng đưa hàng tiến sâu vào thị trường Campuchia như Vissan, Tường An, Co.op Mart… nhưng không duy trì kinh doanh được lâu dài, đành tạm ngưng.

 

Xét về lợi thế thị trường thì Campuchia đang có những điểm cộng cho Việt Nam các nước, đó là khả năng xâm nhập thị trường. Chính vì điều này mà bất chấp việc Campuchia hiện chỉ là thị trường nhỏ, chưa quá 15 triệu dân, nhưng vẫn được xem là nhiều tiềm năng mà các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam muốn khai thác.

 

Theo Thời Báo Ngân Hàng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang