Thứ Ba, 26/11/2024 09:04:25 GMT+7
Lượt xem: 846

Tin đăng lúc 15-03-2021

Doanh nghiệp Việt Nam đang có "bệ phóng" để vươn ra thế giới

Trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, các FTA và sự hỗ trợ, đồng hành từ Chính phủ được đánh giá là bệ phóng cho kinh tế Việt Nam phục hồi, giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn.
Doanh nghiệp Việt Nam đang có "bệ phóng" để vươn ra thế giới

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, thị trường nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn gia tăng. Có thể thấy, ngoài việc nỗ lực vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID 19, các doanh nghiệp Việt đang tận dụng ngày càng hiệu quả hơn các Hiệp định thương mại tự do.


Hiện nay, theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex): các doanh nghiệp trong ngành dệt may, gồm cả các doanh nghiệp của Tập đoàn đã có đơn hàng đến hết tháng 4/2021. Đặc biệt, những mặt hàng như dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7-8/2021.

 

2 tháng đầu năm 2021, đối với ngành da giày đã duy trì được nhịp độ sản xuất, kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại 2 tháng đầu năm đạt 3,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ.

 

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam cho rằng: Ngoài những nỗ lực trong việc chống dịch, để đạt được những tích cực trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và rất tốt trong việc hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp.

 

Đặc biệt việc Tổng cục Hải quan đã tạo điều kiện nhất cho những lô hàng thông quan bị xé lẻ chuỗi cung ứng được thông quan bằng những giải pháp chuyển đơn hàng, mã hàng... theo đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã gỡ nút thắt cho việc thông quan hàng hóa của Việt Nam được thuận lợi hơn đặc biệt trong thời điểm dịch COVID - 19 vừa qua.

 

"Các Hiệp định thương mại được ký kết cũng là một dấu mộc cực kỳ quan trọng, điều này minh chứng cho việc chúng ta đã không bỏ trứng vào một giỏ. Nếu chúng ta xuất khẩu siêu quá nhiều sang một thị trường nào đó thì chính thị trường đó sẽ đưa ra những rào cản phòng vệ thương mại đối với ngành hàng đó", ông Thuấn cho biết. Vì vậy việc ký kết các FTA trong năm 2020 vừa qua chính là cơ hội để hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam vươn ra ngành công nghiệp thời trang, thị trường thế giới.

 

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam cho biết: "Việt Nam có ưu thế kiểm soát dịch tốt, cùng đó, hiện nay Việt Nam đã ký kết các hiệp định, đặc biệt là Hiệp định EVFTA, đây cũng là một trong những lý do để giúp cho các đơn hàng về Việt Nam tốt hơn".

 

Một trong những yếu tố giúp cho xuất khẩu thủy sản đạt kết quả ngay từ đầu năm 2021, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và thủy sản Việt Nam là do một số ngành có lợi thế xuất khẩu từ các FTA. Theo đó, ngành tôm đang có lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do vừa ký kết và đi vào thực thi. Cụ thể, với thị trường EU, nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu sẽ được giảm từ 12-20% xuống 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

 

Tuy nhiên, VASEP cho rằng, để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường EU sau EVFTA và các thị trường khác, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm.

 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu ở các lĩnh vực như điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, thủy sản… Điều này cho thấy những tác động tích cực từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

 

Tuy vậy, ông Hải cũng lưu ý, năm 2021 kể cả dịch bệnh có thể thuyên giảm thì tác động của COVID-19 vẫn sẽ còn duy trì ít nhất trong vài năm nữa. Yếu tố thị trường có thể cũng chưa trở lại, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố này và phải tiếp tục sử dụng các kênh tiếp thị trên môi trường số.

 

Trong khi đó, chủ tịch Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam cũng nhận định: Ngoài việc ký kết các FTA thì việc chính phủ đẩy mạnh cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng linh hoạt, đặc biệt trong quá trình giao dịch mẫu thiết kế qua trực tuyến là một cơ hội rất tốt cho các trung tâm nghiên cứu, phát triển của Việt Nam tỏa sáng khi không cần có các design của nước ngoài sang Việt Nam.

 

Theo Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang