– Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đang được ghi nhận một cách tích cực. Tuy vậy, GS đã từng cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của giới doanh nhân từ rất sớm?
Đúng vậy! Đại hội XII của Đảng vừa rồi mới xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đi đến một quan điểm như vậy là cả một quá trình. Thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ngay từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 mà Hồ Chí Minh là người chủ trì biên soạn. Theo đó, Bác đã chỉ ra, “tư bản vừa và nhỏ” là đối tượng cần phải đi cùng cách mạng. Cách mạng còn cần phải tranh thủ cả “trung, tiểu địa chủ” đi theo cách mạng. Chỉ những đối tượng đại địa chủ, đại tư bán gắn với đế quốc thì mới phải đấu tranh. Đây chính là nền đánh giá về vai trò kinh tế tư nhân cả trong nông nghiệp và công nghiệp cho giai đoạn sau này. Sau này trong hoạt động cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã tranh thủ tối đa được vai trò của những lực lượng nói trên.
Phải tự học hỏi để vươn lên vượt qua mọi hoàn cảnh là giá trị quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một trong những di sản vô giá các doanh nhân có thể tiếp thu và phát triển.
Năm nay cũng là năm kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 10/5/`941). Đến khi Cách mạng Tháng 8 thành công, chính sách của Bác và Chính phủ lâm thời lúc đó cũng đặc biệt chú trọng vai trò kinh tế tư nhân.
Từ bức thư gửi giới Công Thương ngày 13/10/1945 đến những tư tưởng về kháng chiến kiến quốc đều được Bác đặt vấn đề về vai trò quan trọng của giới Công Thương.
Trong tác phẩm Thường thức Chính trị năm 1953, Hồ Chí Minh đã nêu ra những thành phần kinh tế có kinh tế tư bản tư nhân với những vấn đề rất thực tế và cơ bản như “chủ thợ đều có lợi, công tư đều có lợi”. Đây là những nguyên tắc tiến bộ còn nguyên giá trị đối với doanh nhân đến tận ngày hôm nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tiền đề cơ bản cho chính sách đổi mới của Đại hội VI.
– Vậy những nhà kinh tế, những doanh nhân hôm nay có thể học được ở tư tưởng HCM điều gì, thưa GS?
Nếu nói về hội nhập và mở cửa thì doanh nhân có thể thấy được một con người Hồ Chí Minh ngay khi Bác ra đi tìm được cứu nước năm 2011. Bác ra đi không chỉ tìm học cách để đất nước ta độc lập mà còn có mục đích học cách xây dựng và kiến thiết đất nước. Bác ra đi để tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia bạn bè nhưng cũng là để học hỏi họ.
Một trong những tài liệu thể hiện tư tưởng hội nhập rất tiến bộ của Hồ Chí Minh là Bức thư Bác gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đầu năm 1946, Bác có câu, “Chính sách của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Thậm chí, trước đó, Bác cũng đã có thư gửi sang phía Hòa Kỳ với mục đích muốn gửi 50 sinh viên của Việt Nam sang Hoa Kỳ học khoa học công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ. Một văn bản quan trọng khác là vào tháng 12/1946, Bác đã có thư gửi Liên Hợp Quốc. Trong thư Bác nói rõ, “chính sách của Việt Nam là mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực với các nước dân chủ”.
Đặc biệt, đến đầu những năm 90 khi Mỹ bỏ cấm vận ngày 3/2/1994. Năm 1995 Việt Nam và Mỹ thiết lập ngoại giao, trong năm đó, Việt Nam gia nhập ASEAN thì hội nhập mới thực sự được thể hiện rõ. Đây là những thành quả mang đậm tính kế thừa tư trưởng Hồ Chí Minh.
– Hơn nữa, một tư tưởng rất quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hội nhập nhưng phải độc lập tự chủ, thưa GS?
Ngay khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa nhậm chức, Thủ tướng đã có cuộc gặp với doanh nhân. Đây là một trong những thông điệp quan trọng thể hiện quan điểm cởi mở và tạo mọi điều kiện phát triển của Chính phủ đối với doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề chính là các doanh nghiệp, doanh nhân cần học hỏi, nghiên cứu và vươn lên.
Từ nghiên cứu các chính sách pháp luật trong và ngoài nước đến chủ động trong hội nhập những doanh nhân, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với xã hội với Nhà nước. Trong mọi hoàn cảnh, Bác Hồ luôn thể hiện một tư tưởng tự chủ rất cao. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết “trước khi đợi người cứu thì mình phải tự cứu mình đã”. Sau đó, đến năm 1945 khi bác ra lời kêu gọi, Bác đã nói, “toàn dân ta phải đem sức ta tự giải phóng cho ta”.
– Xin cảm ơn ông!
TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI:
Theo tư tưởng của Người, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới với việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật. Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực năm 2000 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh của mỗi người dân, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân nước ta.
Đại tá Phùng Danh Thắm – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ quốc phòng Thực tiễn của quá trình đổi mới càng làm sáng tỏ tư tưởng của Bác Hồ và khẳng định rằng: sự nghiệp dân giàu, nước mạnh đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân trở thành lực lượng xung kích hùng hậu có ý chí khao khát làm giàu cho mình và cho đất nước, có tầm nhìn chiến lược và tư duy năng động, sáng tạo.
Trên tinh thần đó, trong nhiều năm qua, TCty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy các quan điểm, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời gắn kết tinh thần lao động cống hiến của toàn thể CBCNV trong TCty, tạo thành sức mạnh tập thể, cùng phát triển vì mục tiêu và lợi ích chung.
|
Bá Tú/enternews.vn