Thứ Sáu, 22/11/2024 23:31:11 GMT+7
Lượt xem: 4656

Tin đăng lúc 09-03-2017

Đồng Tháp: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” và “Nghề dệt chiếu”

Đây là kế hoạch vừa được UBND tỉnh ban hành nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phí vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” của xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” của xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2020. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức sáng tạo của nhân dân về hai nghề truyền thống này. Đồng thời quảng bá, nâng cao hình ảnh của tỉnh Đồng Tháp, thúc đẩy phát triển KT-VH-XH trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” và “Nghề dệt chiếu”
Dệt chiếu ở làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Theo đó, kế hoạch sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2017 - 2018, sẽ tiến hành khảo sát lại thực trạng làng nghề như: Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính sánh… để từ đó tiến hành xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển. Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức các cuộc thi chế tác sản phẩm truyền thống và sản phẩm phục vụ du lịch để chọn ra các sản phẩm phù hợp đưa vào sản xuất, tiêu thụ. Đặc biệt là khôi phục phiên chợ đêm nghề dệt chiếu Định An, Định Yên.

 

Giai đoạn 2 từ năm 2019 - 2020, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, đặc biệt là giao thông, nước sạch; nhân rộng mô hình sản phẩm làng nghề phục vụ đời sống đương đại; hoạt động của làng nghề với sản phẩm du lịch phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

 

Bên cạnh việc triển khai thực hiện kế hoạch, các cơ quan, ban ngành có liên quan sẽ phối hợp với địa phương trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và hoạt động dịch vụ, du lịch gắn với di sản, du lịch cộng đồng. Chú trọng phương thức truyền nghề để không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản của làng nghề. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới đông đảo người dân nhằm nâng cao nhận thức và tích cực tham gia hưởng ứng việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quốc gia tại địa phương.

 

Như Quỳnh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang