Một bằng sáng chế mà Google nộp vào năm 2014 vừa được công bố mô tả một thiết bị có thể hiệu chỉnh thị lực mà không cần tiếp xúc bên trong hoặc đeo kính hàng ngày.
Tuy nhiên, để chèn một dụng cụ, một người phải trải qua những thao tác phẫu thuật. Cụ thể, sau khi phẫu thuật cắt bỏ thấu kính trong mắt, một chất lỏng sẽ được tiêm vào viên nang. Chất lỏng này sẽ hoạt động giống như một chất keo, cho phép bất cứ ai cũng có thể tiến hành các thủ tục đặt một thiết bị vào bên trong viên nang mắt, mà ở đây là thấu kính mới.
Chất lỏng đó sẽ tạo ra một khớp nối giữa các viên nang ống kính với thấu kính mới, tạo ra một thấu kính điện tử. Thấu kính điện tử này sẽ hiệu chỉnh thị lực của người đeo.
Một cảm biến bên trong các thiết bị này sẽ cảm nhận được khi người dùng cố gắng xem một cái gì đó quá xa hoặc đến gần và cho phép người đó nhìn nó với kích thước đầy đủ nhất.
Mô tả của Google nói rằng, thấu kính điện tử có thể kiểm soát để có một sức mạnh quang học cung cấp các đối tượng ở xa tập trung vào võng mạc của mắt, và thấu kính điện tử cũng có thể tập trung các đối tượng ở gần vào võng mạc của mắt.
Về cơ bản, Google chủ yếu muốn đề xuất một thấu kính nhân tạo có thể cải thiện thị lực và sẽ chỉ cần phải đặt vào mắt một lần duy nhất. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên gã khổng lồ công nghệ cho thấy sự quan tâm trong việc tạo ra công nghệ mắt cho con người. Công ty đã được cấp bằng sáng chế cho một thấu kính thông minh, có thể chạy bằng năng lượng mặt trời để đo các chức năng như nồng độ glucose./.
Nguồn: Phương Thu/VOV.VN
Theo Business Insider