Thứ Bẩy, 23/11/2024 09:24:34 GMT+7
Lượt xem: 2091

Tin đăng lúc 10-07-2019

Hà Giang: Nghiệm thu đề án khuyến công 2019 và phát triển đề án OCOP

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, đời sống của người dân còn gặp không ít khó khăn, công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển… Tuy nhiên trong những năm qua, công tác khuyến công của tỉnh đã có những bước đột phá và mới đây, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nghiệm thu, kiểm tra tiến độ và thẩm tra năng lực một số đề án Khuyến công địa phương năm 2019 trên địa bàn huyện Bắc Quang và huyện Vị Xuyên.
Hà Giang: Nghiệm thu đề án khuyến công 2019 và phát triển đề án OCOP
Nghiệm thu máy móc, thiết bị tại Hộ kinh doanh Lê Thế Mạnh với dây chuyền sản xuất đồ mỹ nghệ lưu niệm

Theo đó, đoàn công tác gồm đại diện Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương tỉnh cùng với Sở Công Thương; Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện Bắc Quang; Vị Xuyên; UBND thị trấn Việt Quang; UBND xã Đạo Đức đã tiến hành nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đồ mỹ nghệ lưu niệm” của hộ kinh doanh Lê Thế Mạnh tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên và đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất rượu Nàng Cay” của Hợp tác xã và dịch vụ Quang Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang. Được biết, ngay sau khi nhận được nguồn kinh phí của Trung tâm, các đơn vị thụ hưởng đã bắt tay vào sản xuất, tạo ra sản phẩm bày bán trên thị trường, nâng cao nguồn thu nhập và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

 

Cùng ngày, đoàn công tác cũng kiểm tra tiến độ một số đề án khuyến công địa phương năm 2019, cụ thể tại hộ kinh doanh Nguyễn Mạnh Cường và hộ kinh doanh Mạc Văn Vượng - xã Hùng An, huyện Bắc Quang với nội dung “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến chè” và “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất đồ mỹ nghệ lưu niệm”. Đại diện đoàn công tác cho biết: Nhìn chung, các đề án trên được triển khai thực hiện đúng nội dung và tiến độ đề ra, các đơn vị thụ hưởng đã chủ động đầu tư kinh phí thực hiện các hạng mục đầu tư của đề án, đưa các thiết bị hỗ trợ vào vận hành, nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. 

 

 

Đoàn công tác Văn phòng Nông thôn mới Trung ương tham quan sản phẩm OCOP tại huyện Quảng Bạ

 

Trước đó, UBND tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với nguồn kinh phí trên 23 tỷ đồng và đã đặt được nhiều kết quả, như: Đưa 40 sản phẩm của 13 Hợp tác xã đăng ký thực hiện năm 2019 đi quảng bá và giới thiệu tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh; Huyện Quản Bạ đã xây dựng điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP đặc trưng; Huyện Hoàng Su Phì xây dựng quầy trưng bày sản phẩm hàng hóa và đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên; Huyện Xín Mần xây dựng và duy trì 3 gian hàng giới thiệu sản phẩm tại thành phố Hà Giang, Tuyên Quang và Thủ đô Hà Nội…

 

Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo địa phương cùng với hiệu quả thiết thực từ các đề án khuyến công đã tạo chuyển biến tích cực trong phát tiển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

Bảo Hân


Tag:Hà Giang

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang