Theo đó, mục tiêu của Đề án là nghiên cứu, đánh giá tiềm năng xuất khẩu của TP Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của TP Hà Nội đến năm 2025. Đề án đã phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu của TP Hà Nội thời kỳ hội nhập 2007 - 2015; Dự báo tình hình thị trường và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2025. Đồng thời, Đề án cũng nêu ra quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Về các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, định hướng đến 2025, đề án chỉ rõ: Tăng cường và cải tiến phương thức triển khai công tác xúc tiến thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp bằng cách nâng cao chất lượng tổ chức lựa chọn doanh nghiệp tham gia, tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá các sản phẩm doanh nghiệp tại các Hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành và đa ngành.
Phối hợp hiệu quả các nguồn lực, các hình thức xúc tiến thương mại của nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, khai thác và phát triển các thị trường tiềm năng; Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ trên cơ sở tập trung đầu tư phát triển du lịch làng nghề, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn TP để hỗ trợ sản xuât, phục vụ xuất khẩu như: Hoàn thiện và chuẩn hóa 63 cụm công nghiêp với diên tích khoảng 1.400ha; Xây dựng mới 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 400ha. Phấn đấu đên năm 2025 xây dựng mới 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 200ha; mở rộng 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58,8ha.
Xây dựng TTTM quốc tế tại khu đô thị Tây Hồ Tây (quận Tây Hồ, quy mô 10ha); 01 trung tâm hội chợ triển lãm thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh, quy mô 98ha), 04 trung tâm dịch vụ thương mại-tài chính-ngân hàng tại quận Hà Đông (20 - 30 ha), huyện Hoài Đức (20 - 30ha), huyện Thường Tín (20 - 30ha) và huyện Thanh Trì (20 - 30ha). Xây dựng 3 trung tâm Logistics phục vụ thương mại trong nước và xuất khẩu: trung tâm logistics hạng I Bắc Hà Nội quy mô 20 - 30ha (phấn đấu đến năm 2025 mở rộng lên 50ha) tại huyện Sóc Sơn, trung tâm logistics hạng II Nam Hà Nội quy mô 15 - 20ha (phấn đấu đến năm 2025 mở rộng lên 30ha) tại huyện Phú Xuyên; trung tâm logistics hàng không chuyên dụng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài) quy mô 5-7ha (phấn đấu đến năm 2025 mở rộng lên trên 7ha).
Tối ưu hóa dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp Logistics, nâng cao trình độ chuẩn hóa, thông minh hóa, tin tức hóa của doanh nghiẹp Logistics. Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ, phương tiện vận tải của doanh nghiẹp Logistics. Phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Về tổ chức thực hiện đề án, đề án nêu rõ, Sở Công Thương là cơ quan thường trực, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND TP Hà Nội về việc triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu; chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuât, xuất khẩu; phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến thương mại của TP, tổ chức hội thảo hướng dẫn về kinh doanh thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư, nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư; tham mưu, đề xuât, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động thực hiện Đề án...
Nguồn Kinhtedothi.vn