Hồ Tây (quận Tây Hồ) là hồ tự nhiên lớn nhất trong nội thành Hà Nội. Đây vốn là một đoạn của sông Hồng xưa, sau khi sông đổi dòng chảy, trải qua quá trình ngưng đọng lại thành hồ. Hồ Tây vừa là “lá phổi xanh” của Thành Phố, vừa là một danh lam, thắng cảnh tiêu biểu, vừa mang giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, Hồ Tây còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mực nước mưa, kết nối với sông Tô Lịch, chống úng ngập cho lưu vực phụ cận.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội có diện tích hơn 500ha đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ.
Vấn đề đặt ra đối với thành phố Hà Nội hiện nay là giải cứu nước hồ Tây khỏi ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng đáng lo ngại nêu trên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước Hồ Tây một cách bền vững, hiệu quả. Cụ thể gồm: Bổ cập nước kết hợp với công nghệ, sinh thái và quản lý chất lượng nước; nạo vét trầm tích, giảm lượng ô nhiễm tích tụ lâu ngày, tăng chiều cao cột nước; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường Hồ Tây trong cộng đồng. Đơn vị cũng đề xuất 3 nguồn nước có thể sử dụng để bổ cập cho Hồ Tây, đó là nước ngầm; nước sông Tô Lịch; và nước sông Hồng.
Việc “bãi rác nổi” tồn tại rất mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường, khiến cho hình ảnh hồ Tây thơ mộng bị xấu xí. Ngoài ra, nhiều khu vực khác quanh hồ Tây việc xả rác thải, phế thải vẫn thường xảy ra.
Trước đây, các hoạt động kinh doanh nhà nổi, du thuyền cũng là một trong những tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước hồ Tây. Mặt khác, do sự phát triển về kinh tế-xã hội và áp lực tăng dân số của quá trình đô thị hóa làm gia tăng rác thải sinh hoạt, nước thải… cũng khiến nước hồ Tây bị ô nhiễm.
Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, đơn vị vận hành nước hồ Tây, hồ Tây đang đối mặt với vấn đề cạn kiệt mực nước do sự bốc hơi và thẩm thấu ngầm.
Hiện nay, nước mưa là nguồn bổ cập nước tự nhiên duy nhất cho hồ Tây. Vào mùa khô lượng nước mưa ít trong khi nước bốc hơi và thẩm thấu ngầm cao, cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu làm nắng nóng kéo dài dẫn đến mất cân bằng, gây nguy cơ cạn kiệt nước trong hồ.
Còn phía dưới đáy, lớp bùn trầm tích lắng đọng, có nơi dày gần 2m đã nhiều năm không được nạo vét cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cho nước hồ Tây.
Hiện nay, nước mưa là nguồn bổ cập nước tự nhiên duy nhất cho hồ Tây. Vào mùa khô lượng nước mưa ít trong khi nước bốc hơi và thẩm thấu ngầm cao, cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu làm nắng nóng kéo dài dẫn đến mất cân bằng, gây nguy cơ cạn kiệt nước trong hồ.
Còn phía dưới đáy, lớp bùn trầm tích lắng đọng, có nơi dày gần 2m đã nhiều năm không được nạo vét cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cho nước hồ Tây
Cũng theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, qua quá trình lấy mẫu nước hồ Tây (tại khu vực phố Nhật Chiêu) trong các tháng 10-12/2018 để phân tích, kết quả cho thấy chất lượng nước hồ Tây đang có vấn đề.
Cụ thể, về cảm quan nước hồ có màu xanh đen, khu vực ven bờ màu xanh đục, thẫm, mùi tanh, thối. Nước hồ Tây đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ, các chỉ số COD, BOD5 đều vượt quy chuẩn môi trường Việt Nam. Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân thời gian qua, tại hồ Tây liên tục ghi nhận hiện tượng cá chết nổi hàng loạt, với nhiều chủng loại cá to, nhỏ khác nhau.
Trước thực trạng nước hồ Tây đang bị ô nhiễm, ông Võ Tiến Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội – bày tỏ lo ngại, hồ có thể biến thành “hồ chết,” ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nếu vấn đề ô nhiễm không được cải thiện và mực nước hồ tiếp tục giảm.
Ông Hùng cho rằng việc giải cứu nước hồ Tây là vô cùng cần thiết vào lúc này. Có ba phương án được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước thành phố đưa ra là lấy nước ở sông Hồng bổ cập cho hồ Tây; lấy nước sông Nhuệ qua cống Liên Mạc dẫn bằng hệ thống mương và lấy nước ngầm thông qua các giếng khoan.
Giáo sư Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, cho rằng việc bổ cập nước cho hồ Tây là cần thiết và phải được triển khai sớm. Tuy nhiên, việc thay nước cần được tính toán kỹ lưỡng, triển khai từ từ để đảm bảo các hệ thủy sinh, sinh vật trong hồ có điều kiện thích nghi với môi trường mới, tránh làm ảnh hưởng tới môi trường sống của sinh vật có lợi cho hồ.
Nhìn nhận dưới góc độ của một kiến trúc sư, ông Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, nhấn mạnh: “Thay thế nước hay nạo vét hồ chỉ là công việc trước mắt. Cải tạo môi trường nước hồ không phải việc của ngoại khoa, cứ thấy ung nhọt là mang dao ra cắt, cần phải có bài toán tổng thể về tiêu thoát nước của hồ Tây cũng như khu vực xung quanh.”
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết thời gian qua, chính quyền quận đặc biệt quan tâm tuyên truyền để người dân sinh sống quanh hồ không xả thải, gây ô nhiễm nước hồ.
Việc thay thế nước hồ Tây đang là mong mỏi không chỉ của người dân quận Tây Hồ mà là nhu cầu của đông đảo người dân Thủ đô. Bởi hồ Tây không chỉ giúp cải thiện môi trường sống của người dân mà còn là biểu tượng văn hóa của thành phố, khi nước hồ Tây không ô nhiễm, sẽ tăng tiềm năng du lịch cho cả thành phố.
Nói về thời điểm làm sạch nước hồ, Chủ tịch quận Tây Hồ bày tỏ cải thiện môi trường khi nào cũng cần thiết, thành phố triển khai sớm việc thay thế nước hồ Tây thì người dân càng được hưởng lợi.
Hà Nội đã từng có dự án thay nước hồ Tây với chi phí hàng triệu USD. Tuy nhiên, đề án đã không được thực thi với nhiều lý do. Song, dù thời điểm nào hay quy trình gì trong thay thế nước hồ Tây thì một yếu tố quan trọng chính là ý thức bảo vệ môi trường của người dân đối với hồ, không xả thải làm ô nhiễm nguồn nước để giữ lá “phổi xanh” của Thủ đô luôn sạch, đẹp.
Theo đại diện Công ty, phương án này vừa tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng, đạt được mục tiêu bổ cập nước Hồ Tây trong mùa khô; đồng thời còn có tác dụng pha loãng, cải thiện được nước sông Tô Lịch.
Theo moitruong.net.vn