Thứ Sáu, 22/11/2024 05:46:43 GMT+7
Lượt xem: 2400

Tin đăng lúc 22-04-2023

Lễ hội Chùa Tây Phương: Nơi hội tụ tinh hoa sinh khí của đất trời

Sáng nay, ngày 22/4/2023 (tức ngày 3/3/2023 năm Qúy Mão), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ khai hội Chùa Tây Phương. Lễ khai hội năm nay do UBND huyện tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, xứng đáng là nơi hội tụ tinh hoa sinh khí của đất trời.
Lễ hội Chùa Tây Phương: Nơi hội tụ tinh hoa sinh khí của đất trời
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc mở đầu Lễ khai hội Chùa Tây Phương năm 2023

Tham dự Lễ khai hội có các đồng chí: Phạm Quý Tiên - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội; Trần Đình Cảnh - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội, cùng lãnh đạo các Sở, Ngành: Du lịch; Tài Nguyên & Môi trường; Nội vụ; Lãnh đạo các đơn vị trong Cụm thi đua số 07: Thị xã Sơn Tây; các Huyện: Ba Vì; Phúc Thọ; Hoài Đức; Đan Phượng; Quốc Oai. Tới dự còn có Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Việt Nam thành phố Hà Nội.

 

 

Các đại biểu, các vị khách quý và đông đảo nhân dân về dự Lễ khai hội Chùa Tây Phương năm 2023

 

Về phía lãnh đạo huyện Thạch Thất có đồng chí Nguyễn Minh Hồng - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; Ban thường vụ, Huyện ủy, Thường trực HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường trực HĐND,... của các xã, thị trấn trong huyện, cùng đông đảo nhân dân các xã: Thạch Xá, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Bình Phú, Hữu Bằng,... và du khách gần xa.

 

 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất phát biểu khai mạc Lễ hội truyền thống Chùa Tây phương năm 2023

 

Phát biểu khai mạc Lễ hội truyền thống Chùa Tây Phương năm 2023, đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất nhấn mạnh: “Thạch Thất là vùng đất cổ, là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với những bản sắc của văn hóa xứ Đoài, hòa chung với nền văn hóa Thăng Long Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với bề dày lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển, huyện Thạch Thất hiện có 209 di tich lịch sử văn hóa, trong đó có di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ  được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc.

 

Năm 2022, Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch của thành phố. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất trong việc đưa huyện Thạch Thất thành một điểm  đến an toàn, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước”... “Lễ hội Chùa Tây Phương là nơi hội tụ tinh hoa sinh khí của đất trời” - Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất khẳng định thêm.

 

 

Sau khi đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng -  Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất đánh trống khai hội, các đại biểu lên Chùa Tây Phương thực hiện nghi lễ dâng hương, thả chim bồ câu, cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc,…

 

 

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất, các vị đại biểu và nhân dân phấn khởi xem múa rối nước. Múa rối nước là loại hình văn hóa dân gian có truyền thống lâu đời tại địa phương. Cho đến nay, múa rối nước vẫn giữ nguyên được bản sắc và đem đến cho người xem sự tưởng thưởng về một miền quê thái bình, hồn hậu

 

 

Cùng với Chương trình múa rối nước, màn đi Cà Kheo của 10 đôi nam nữ, trong trang phục truyền thống làm cho du khách vô cùng phấn khích

 

 

Gian hàng bánh chè lam Thạch Xá, chè kho Đại Đồng -  02 sản phẩm OCOP của huyện Thạch Thất

 

Để phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm của du khách, huyện Thạch Thất đã bố trí khoảng trên 100 gian hàng với các sản phẩm thủ công truyền thống tinh xảo của các làng nghề như: Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu,..., các sản phẩm OCOP như bánh chè lam Thạch Xá, chè kho Đại Đồng; các gian hàng phục vụ đồ ăn, uống, đồ lưu niệm, trò chơi,…

 

 

Sản phẩm đồ gỗ tinh xảo của các làng nghề: Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Hữu Bằng,… thu hút nhiều du khách thăm quan

 

Trong tinh thần vui vẻ, phấn khởi, một người dân địa phương chia sẻ: Lễ hội Chùa Tây Phương năm nào cũng được tổ chức nhưng thấy năm nay là tổ chức hoành tráng hơn hẳn mọi năm,  có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay như chương trình khai mạc, nhiều tiết mục ca múa hay quá. Năm nay, ngoài chùa lễ Phật, khách thăm quan còn có nhiều cái để xem và để mua về làm kỉ niệm hơn.

 

Lễ khai hội Chùa Tây Phương năm 2023 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Nhân dân địa phương và du khách đã và sẽ có được những trải nghiệm ấn tượng về một mùa lễ hội truyền thống được đầu tư bài bản và giàu màu sắc văn hóa. Sự kiện Lễ khai hội Chùa Tây Phương góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của Chùa Tây Phương nói riêng, của huyện Thạch Thất nói chung -  miền đất cổ giàu giá trị văn hóa đang trên đà đổi mới và phát triển mạnh mẽ.

 

Minh Ngọc


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang