Thứ Năm, 21/11/2024 16:29:04 GMT+7
Lượt xem: 1074

Tin đăng lúc 19-10-2024

Thái Nguyên: Chính sách khuyến công đang giúp nâng tầm giá trị trà Việt

Là một trong những địa phương có diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước, tỉnh Thái Nguyên xác định chè là cây trồng chủ lực để người dân phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, để hướng tới mục tiêu từng bước đưa sản phẩm chè vươn xa trên thị trường thế giới, năm 2024 này, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên đang tập trung phần lớn nguồn lực để triển khai chương trình hỗ trợ máy móc thiết bị trong sản xuất chè cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Thái Nguyên: Chính sách khuyến công đang giúp nâng tầm giá trị trà Việt
Tỉnh Long An đã và đang triển khai hiệu quả Chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An theo hướng kiến trúc đô thị; đồng thời đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Đã từ lâu, chè Thái Nguyên đã nổi tiếng với hương vị đậm đà, ngọt hậu và hương thơm dịu nhẹ đặc trưng. Những đặc điểm này có được là nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng của miền trung du Bắc Bộ, nơi có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ và nguồn nước sạch dồi dào. Tuy nhiên, để có được sản phẩm trà đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình lao động vất vả của người trồng. Mặc dù, từ khâu chăm bón đến hái sấy rất công phu nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quy trình sản xuất hoặc bảo quản không đúng cách thì sản phẩm chè làm ra sẽ không đạt được chất lượng như mong muốn, giá trị của chè làm ra sẽ giảm đi rất nhiều. Trước thực tế đó, để chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm chè làm ra nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp, cũng như cơ sở sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại áp dụng vào quá trình sản xuất, chế biến chè. Trong đó, điển hình là Tổ Hợp tác sản xuất chè VietGap Trung Thành 1 (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương) khi đã quyết định mua mới 75 máy vò chè  Inox với công nghệ hiện đại.

         

Nhận thấy việc đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất chè của Tổ Hợp tác sản xuất chè VietGap Trung Thành 1 là việc làm hết sức cần thiết, vì vậy, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên đã quyết định phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Lương và UBND xã Vô Tranh triển khai đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến chè” cho Tổ Hợp tác. Thông qua sự hỗ trợ này đã khuyến khích đơn vị phát triển, đồng thời giúp nâng cao năng suất lao động, giải quyết thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, hoạt động hỗ trợ này còn góp phần phát triển và quảng bá thương hiệu “chè Thái Nguyên” vươn xa trên thị trường.

         

Tổng nguồn vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị của dự án là 400 triệu đồng, trong đó Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên hỗ trợ 195 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024. Đến nay, sau khi hoàn thiện việc lắp đặt và trải qua quá trình ứng dụng hệ thống máy móc mới, kết quả cho thấy, máy vò chè Inox có ưu điểm là truyền động bằng động cơ điện; Kết cấu vững chắc, mâm vò bằng gỗ kết hợp với răng Inox đã tạo ra sản phẩm chè có cánh nhỏ, đẹp, không bị vụn nát chè; Thời gian sử dụng máy vò chè lâu bền hơn so với thiết bị cũ, giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Đặc biệt, máy vò tạo ra độ săn của chè, giúp chè tươi lâu và búp chè được săn lại, tạo ra độ cong, đồng thời đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

Chương trình khuyến công đang dành phần lớn nguồn lực để hỗ trợ máy móc thiết bị cho các cơ sở sản xuất chè 

 

* Quy trình sản xuất chè tại Tổ Hợp tác sản xuất chè VietGap Trung Thành 1:

 

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Thế Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên, cho biết: “Với mong muốn từng bước nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên, thời gian qua, Trung tâm Khuyến công đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở trên địa bàn huyện Phú Lương để đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất và chế biến chè. Cụ thể, trong tổng số 16 đề án khuyến công hỗ trợ máy móc, thiết bị trong chế biến chè, huyện Phú Lương được thụ hưởng 08 đề án, với tổng kinh phí hỗ trợ 1,56 tỷ đồng. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn, kết quả bước đầu cho thấy các đề án khuyến công địa phương năm 2024 trên địa bàn huyện Phú Lương đang phát huy tính hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất lao động và giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chè, cũng như tạo điều kiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

         

Còn trên bình diện toàn tỉnh, cũng chính nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi từ nhiều năm qua của hoạt động khuyến công trong việc hỗ trợ, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất, chế biến chè, đến nay, đại đa số các cơ sở chế biến chè trên địa bàn đã ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè. Toàn bộ các thiết bị thủ công đã từng bước được thay thế bằng thiết bị chế biến mới hiện đại, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, bên cạnh việc đầu tư cho khâu chế biến, hoạt động khuyến công còn tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong khâu đóng gói, bảo quản (sử dụng máy hút chân không, thiết bị bảo quản lạnh…), cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì, dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, chất lượng, giá trị sản phẩm chè của Thái Nguyên đã được cải thiện một cách rõ nét và được khách hàng ưa chuộng, tin dùng.

 

Tuấn Lê


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang