Theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành), vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Tại Hà Nội, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).
Các bát trên mâm cỗ gồm:
+ Một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).
+ Một bát miến nấu lòng gà.
+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì mọi người kiêng sát sinh vào ngày đầu năm).
+ Đĩa nem
+ Đĩa giò xào, giò lụa
+ Đĩa xôi gấc
+ Đĩa nộm
Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ, ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...
Tuy vậy theo các chuyên gia phong thủy, trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, chỉ khi nào làm lễ trước bữa ăn thì thắp hương.
Nguồn Vietnamnet