Trong đó có 5.033 đơn sáng chế; 450 đơn giải pháp hữu ích; 2.445 đơn kiểu dáng công nghiệp; 37.283 đơn nhãn hiệu; 7 đơn chỉ dẫn địa lý; 9 đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; 5.627 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam; 121 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam.
Cũng trong năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp nhận bảo hộ cho 25.621 đối tượng sở hữu trí tuệ gồm chấp nhận bảo hộ 1.501 sáng chế; 128 giải pháp hữu ích; 1.353 kiểu dáng công nghiệp; 18.432 nhãn hiệu; 1 chỉ dẫn địa lý; 16 thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chấp nhận bảo hộ 4.089 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam và thẩm định hình thức 101 đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Việt Nam đang đứng thứ 52/141 quốc gia trong Bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và chỉ có khoảng 20-30% số doanh nghiệp Việt có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Tại lễ kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, TTXVN dẫn lời Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh khẳng định: “Sở hữu trí tuệ là công cụ vô cùng hữu hiệu nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo. Thành quả sáng tạo cần được đãi ngộ công bằng và xứng đáng thông qua các thế chế chặt chẽ và phù hợp. Có như vậy, các nhà sáng tạo mới có động lực và lòng tin đầu tư công sức và tiền bạc cho hoạt động nghiên cứu, tạo ra các kết quả sáng tạo, ứng dụng chúng, và từ đó, mang lại lợi ích cho chính họ và xã hội”.
Nguồn: Chinhphu.vn