Thứ Sáu, 22/11/2024 10:00:30 GMT+7
Lượt xem: 7476

Tin đăng lúc 19-12-2017

Năm 2018, tấn công mạng sẽ gia tăng cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Mức độ và quy mô tấn công của hacker trong cuộc cách mạng công nghiệp sẽ mạnh mẽ hơn. Không chỉ đơn thuần là máy tính, bất cứ thiết bị nào kết nối Internet cũng có thể trở thành nạn nhân.
Năm 2018, tấn công mạng sẽ gia tăng cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Mức độ và qui mô tấn công sẽ mạnh mẽ hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nhận định về các nguy cơ mất an toàn an ninh trên môi trường mạng Việt Nam phải đối mặt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 năm 2018, ông Bùi Quang Minh, CEO công ty bảo mật SecurityBox nhận định cuộc cách mạng này sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức.

 

Trong đó, thách thức về an toàn an ninh mạng sẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

 

Ông Bùi Quang Minh cho rằng, mức độ và quy mô tấn công sẽ mạnh mẽ hơn. Với sự bùng nổ của các thiết bị kết nối Internet (IoT - Internet kết nối vạn vật), không chỉ đơn thuần là máy tính mà bất cứ thiết bị nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công.

 

Tấn công APT (Advanced Persistent Threat - tấn công dai dẳng và có chủ đích) sẽ gia tăng, trong đó, nạn nhân đầu tiên sẽ là các nhân viên trong công ty, vốn kiến thức và nhận thức về an ninh mạng còn thấp.

 

"Khi đó mỗi thành phần của hệ thống CNTT (thiết bị, ứng dụng, con người) đều có thể trở thành một mắt xích lỗi và là điểm bùng phát cho các cuộc tấn công diện rộng", ông Minh khuyến cáo.

 

Tuy nhiên, rất đáng lo ngại là nhận thức về an toàn thông tin của người dùng nhân viên các doanh nghiệp và thậm chí là nhiều lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp về an toàn bảo mật vẫn chưa cao.

 

Tại Security Day 2017 diễn ra mới đây, các chuyên gia đánh giá: xét về mặt bằng chung so với thế giới và trong khu vực, mức độ an toàn thông tin của Việt Nam và các doanh nghiệp vẫn tương đối thấp. Việt Nam đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng nhiều tổ chức doanh nghiệp chưa có nhận thức và đầu tư tương xứng cho vấn đề an toàn thông tin.

 

Bằng chứng là năm 2017, chỉ số an toàn thông tin toàn cầu GCI của Việt Nam đứng thứ 101, tức là giảm 25 bậc so với năm 2016 và đứng thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực như Singapore (đứng số 1), Malaysia (số 3), Thái Lan (thứ 20), Lào (đứng thứ 77) …

 

Và gần 9 tháng đầu năm 2017, đã ghi nhận gần 10.000 cuộc tấn công mã độc, tấn công website, lừa đảo.

 

Do đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các doanh nghiệp cần trang bị bài bản hơn để tăng cường mức độ an ninh cho chính doanh nghiệp mình với cụ thể 4 yếu tố chính: thực hiện kiểm tra và đảm bảo an ninh cho hệ thống hiện tại, tránh việc hệ thống đã bị tấn công mà doanh nghiệp hoặc đơn vị không hề biết.

 

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh liên tục cho hệ thống trong quá trình hoạt động: trang bị Firewall, IDS/IPS, hệ thống Antivirus…

 

Cùng đó, đào tạo nhận thức cho nhân viên khi sử dụng các thiết bị và tham gia vào hệ thống mạng Ngoài ra, cần có phương án diễn tập cho các tình huống khẩn cấp.

 

Theo dự báo, đến năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị kết nối với nhau bằng Internet kết nối vạn vật (IOT). Thị trường này sẽ tạo ra 1,9 nghìn tỷ USD doanh thu, với hơn 25 triệu ứng dụng.

 

Trong khi đó, thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ đạt tới 5,05 tỷ USD vào năm 2020. Máy tính đã và đang tham gia vào quá trình quản lý sản xuất, điều hành với tốc độ chưa từng thấy trước đây.

 

Nguồn ICTnews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang