Các đề án được hỗ trợ gồm: 09 đề án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn; 06 đề án tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan, khảo sát, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm trong nước; 02 đề án tham gia hội chợ, triển lãm hàng CN - TTCN và làng nghề; 13 đề án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng máy móc tiên tiến, mua sắm thiết bị, công dụng cụ sản xuất cho làng nghề, làng có nghề; 03 đề án xây dựng các chương trình truyền hình, xuất bản bản tin, xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển công thương; 13 đề án tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, tỉnh; 15 đề án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công, hoạt động chỉ đạo phát triển CN - TTCN và xây dựng làng nghề cấp tỉnh, huyện; 6 đề án hỗ trợ các làng nghề được UBND tỉnh công nhận; 02 đề án hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; 01 đề án thiết kế mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm CN - TTCN; 01 đề án quản lý chương trình, đề án khuyến công; 04 đề án các nội dung khác liên quan đến phát triển CN - TTCN và xây dựng làng.
Gian hàng trưng bày sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Đức Phong tại Triển lãm – Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ 2016
Được biết năm 2016 là năm đầu tiên tỉnh Nghệ An triển khai chương trình khuyến công giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay cơ bản các đề án hỗ trợ cho các địa phương đã được phê duyệt dự toán sử dụng kinh phí và tổ chức thực hiện theo quy định về quản lý kinh phí khuyến công./.
Phương Liên