Thứ Sáu, 22/11/2024 08:24:36 GMT+7
Lượt xem: 1254

Tin đăng lúc 31-12-2020

Những mặt hàng nào hưởng lợi khi Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực?

Hiệp định định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) chính thức có hiệu lực từ 23 giờ ngày 31/12/2019. Theo đó, những ngành như dệt may, giày dép, gạo, thủy sản, đồ gỗ được đánh giá là sẽ hưởng lợi lớn.
Những mặt hàng nào hưởng lợi khi Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực?
Hiệp định UKVFTA

Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức. 


Vào lúc 21 giờ ngày 29/12/2020, theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.

 

Hai bên đang gấp rút hoàn thành các thủ tục trong nước phù hợp với quy định của pháp luật mỗi bên, đảm bảo việc có thể thực hiện ngay Hiệp định từ 23 giờ ngày 31/12/2020.

 

Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, dệt may là một trong những mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Anh. Năm 2019, Anh nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam mặt hàng may mặc. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm thị phần lớn nhất, nhưng 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Anh giảm 8%.

 

Bên cạnh Trung Quốc, các thị trường cung cấp sản phẩm dệt may cho Anh còn có Bangladesh, Campuchia và Pakistan đều có lợi thế hơn so với Việt Nam về thuế suất (Bangladesh được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theo chương trình EBA, Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+). Bởi vậy, FTA giữa Việt Nam và Anh sẽ mang lại các ưu đãi thuế quan giúp hàng hóa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

 

Hay với mặt hàng giày dép, với kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số trong nhiều năm liền, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu giày dép. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, từ mức 5,1 tỷ USD năm 2010 tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt 18,3 tỷ USD năm 2019.

 

Mặc dù đứng thứ 2 thế giới nhưng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, trong khi Trung Quốc là gần 40%.

 

Anh là thị trường xuất khẩu giày dép có tiềm năng lớn nhưng rất cạnh tranh. Tại Anh, thị trường giày dép rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại vật liệu (dệt, nhựa, cao su và da) và các sản phẩm từ giày dép nam, nữ và trẻ em khác nhau đến các loại sản phẩm chuyên dụng như giày trượt tuyết và giày bảo hộ.

 

So sánh với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Bỉ, Đức, Việt Nam năm 2019 vẫn chịu mức thuế quan cao thứ 2 trong 15 nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Anh với mức thuế trung bình 6,7 %.

 

Thị trường gạo của Anh cũng khá lớn với nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2019 là 671 nghìn tấn, tăng 10% so năm 2018. Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà XK gạo lớn nhất vào nước này. 

 

Trong năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376%. Tuy nhiên, mức thuế quan với mặt hàng này năm 2019 vẫn ở mức cao nên khó cạnh tranh với các nước khác. Các nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo sang Anh là Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)...

 

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đánh giá mặt hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ... cũng đang có thế mạnh để tận dụng Hiệp định UKVFTA.

 

Theo Thời báo kinh doanh


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang