Ngày 16/4/1975 cờ Mặt trận giải phóng tung bay trên đỉnh Toà hành chính - cơ quan đầu não ngụy quyền Ninh Thuận, đánh dấu tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng. Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ những ngày tháng 4 rực rỡ máu và hoa của 46 năm trước đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã không ngừng phát triển, vươn lên trở thành điểm sáng tăng trưởng ở khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, lọt vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước.
Từng nằm trong nhóm những tỉnh khó khăn nhất cả nước, nhưng những năm gần đây, Ninh Thuận đã đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, năm qua, địa phương này đã lọt vào nhóm 5 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, trong đó nổi bật là du lịch và năng lượng tái tạo. Đây được xem là sự trỗi dậy mạnh mẽ, bất ngờ nhất ở khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Cách đây 5 – 7 năm, Ninh Thuận là vùng đất ít được biết đến. Năm 2013, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Ninh Thuận có duy nhất Khu du lịch Ninh Chữ được góp mặt trong phụ lục những địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Nhưng giờ đây, Ninh Thuận trở thành cái tên thường xuyên được nhắc đến bên cạnh những địa danh quen thuộc như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc. Sức hấp dẫn từ các loại hình du lịch đa trải nghiệm đã mang lại cho Ninh Thuận những con số ấn tượng: Lượng du khách đến tỉnh trong 5 năm qua tăng nhanh, bình quân tăng trên 10%/năm.
Từ một vùng đất đầy nắng và gió khắc nghiệt, Ninh Thuận đã trở thành “mỏ vàng” thu hút các nhà đầu tư. Hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng du lịch biển được xây dựng, thay đổi diện mạo Ninh Thuận là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho hướng đi đúng đắn, mang tính chiến lược của các lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nhằm đưa du lịch Ninh Thuận phát triển xứng tầm, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương theo hướng xanh và bền vững.
Bên bờ Bình Sơn, ngay cạnh trung tâm công viên biển, công trình biểu tượng SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang với 3 tòa tháp quy mô hàng đầu châu Á đã và đang được khẩn trương thi công.
Tương lai không xa, SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang đáp ứng đầy đủ nhu cầu vui chơi – giải trí – nghỉ dưỡng cao cấp của du khách với 3.300 phòng khách sạn cùng 101 tiện ích 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Khi đi vào hoạt động, nơi đây có số phòng gần gấp đôi tổng số phòng lưu trú của Ninh Thuận trong năm 2018 và trở thành một điểm đến mới không chỉ cho khu vực Nam Trung bộ mà trở thành điểm đến mới của Châu Á.
Tiếp đó, khi quần thể 4 tòa tháp hình cánh buồm vươn ra biển của Sailing Bay Ninh Chữ được khởi tạo, Ninh Thuận có thêm những tiện ích – dịch vụ đẳng cấp quốc tế, thu hút hàng triệu lượt khách đến trải nghiệm. Sân trượt tuyết Top 3 Thế giới hay công viên cộng đồng cùng hệ sinh thái các tiện ích quốc tế đem đến cho Ninh Thuận những trải nghiệm độc đáo, mới lạ như ở Dubai.
Cùng với những đột phá về du lịch là sự xuất hiện của các dự án năng lượng tái tạo lớn giúp Ninh Thuận liên tiếp hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đã có khoảng 30 dự án điện mặt trời được đưa vào hoạt động tại Ninh Thuận. Với nguồn vốn đầu tư năng lượng tái tạo lớn như vậy, chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước đang từng bước được hiện thực hóa.
Nhìn vào quá trình phát triển của Ninh Thuận trong 5 năm vừa qua (2015 – 2020), chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung từng nhận định: “Ninh Thuận trong 10 năm sắp tới sẽ bứt phá lên Top khá và top đầu của sự phát triển, chứ không chỉ dừng lại ở mức phát triển trung bình của toàn quốc”.
Đúng đắn trong việc thu hút đầu tư, tạo cơ chế chính sách ưu đãi nằm trong khung cao nhất cả nước nhằm thu hút đầu tư phát triển các dự án nghìn tỷ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ninh Thuận đã trở thành một hiện tượng mới trong bức tranh phát triển kinh tế- xã hội nước ta. Từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, một điểm đến du lịch đẳng cấp và là một địa phương có nền kinh tế biển phát triển”.
Ngoài ngày thành lập, tháng 4 còn có một sự kiện đặc biệt quan trọng với đồng bào Chăm theo đạo Bàni và Islam ở tỉnh Ninh Thuận là Tết Ramưwan diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11-13/4. Nhân dịp này, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn, tổ chức đến thăm hỏi, chúc tết các chức sắc, tôn giáo, nhân sĩ trí thức, người có uy tín trong đồng bào và bà con theo đạo hưởng một mùa tết thật vui tươi, đảm bảo an toàn, tiết kiệm và đúng quy định; động viên bà con ra sức thi đua lao động sản xuất để nâng cao đời sống, phát triển kinh tế đi lên.
Đồng bào Chăm theo đạo Bàni và Islam có số dân trên 31.500 người; trong đó, đồng bào theo đạo Bàni hơn 27.000 người, đồng bào theo đạo Islam hơn 4.300 người, hiện sinh sống tập trung tại 6 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Theo Congthuong