Thứ Sáu, 22/11/2024 14:35:31 GMT+7
Lượt xem: 4692

Tin đăng lúc 28-03-2017

Nông sản Việt Nam: Thách thức mới từ thị trường Campuchia

Trong khi ngành Nông nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều mặt hàng nông sản từ Thái Lan và Trung Quốc, thì sắp tới đây chúng ta sẽ phải đối phó thêm với một số mặt hàng nông sản có nguồn gốc từ Camphuchia, khi Việt Nam áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Với mức ưu đãi thuế này một số mặt hàng mạnh của Campuchia như gạo, gia cầm… Liệu có trở thành mối “đe dọa” mới với nông sản Việt.
Nông sản Việt Nam: Thách thức mới từ thị trường Campuchia
Với ưu đãi thuế nhập khẩu 0% gạo Việt sẽ đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ thị trường Campuchia.

Thách thức mới

 

Đã từ lâu Việt Nam luôn là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tuy nhiên, hiện gạo Việt vẫn đang loay hoay đi tìm thương hiệu. Vì thế, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh truyền thống như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…gạo Việt đang bị “hụt hơi”. Không chỉ vậy, ngay đối với nước làng giềng Campuchia, mặc dù có sản lượng, xuất phát điểm thấp hơn chúng ta, nhưng cách làm và với biện pháp triệt để, hiện tại Campuchia đã xây dựng được thương hiệu gạo nổi tiếng thế giới và thực sự trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với gạo Việt.


Không chỉ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới, mà ngay cả thị trường Việt Nam, gạo Campuchia bắt đầu có những bước đi mạnh mẽ để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24/2017/NĐ-CP, quy định thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia năm 2016. Qua đó, từ ngày 14-3 đến hết 31-12, 11 nhóm mặt hàng có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Campuchia cấp và thông quan qua các cặp cửa khẩu trong danh mục sẽ được hưởng thuế ưu đãi 0%. Trong đó có 2 nhóm mặt hàng lúa gạo và sản phẩm gia cầm khiến nhiều người lo ngại do tình hình tiêu thụ trong nước đang khó khăn.

 

Trước quy định trên ông Ma Thành Trung, Giám đốc Công ty Xuất – Nhập khẩu nông sản Thành Trung nhận định, thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, ngay từ những ngày đầu năm 2017, gạo Việt Nam đang bị tồn kho một lượng rất lớn. Trong khi đó, chúng ta thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết với Campuchia, thì gạo sẽ có thêm một nguồn cung mới khá lớn từ thị trường này. Đặc biệt rất nhiều loại gạo của Campuchia đang tạo được niềm tin với người tiêu dùng thế giới, cũng như người tiêu dùng Việt. Vì thế, khi được hưởng ưu đãi về thuế chắc chắn gạo Campuchia sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với gạo trong nước.

 

Sau gạo, một mặt hàng nông sản khác của Campuchia là sản phẩm gia cầm cũng được hưởng lợi từ thuế ưu đãi nhập khẩu 0% từ Việt Nam, trong tương lai đây cũng sẽ là một trong những mối đe dọa không nhỏ đến người chăn nuôi và ngành chăn nuôi trong nước. Ông Ma Thành Trung cho biết, hiện tại vấn đề gia cầm Campuchia hưởng thuế nhập khẩu vào Việt Nam vẫn chưa đáng ngại, bởi lẽ Campuchia không phải là nước có thế mạnh về gia cầm.

 

Ngoài ra, chính sản phẩm gia cầm của Việt Nam lại đang xuất khẩu sang Campuchia rất lớn. “Hiện Việt Nam nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm chủ yếu từ Mỹ, Hàn Quốc… Campuchia không phải là thị trường chính, vì thế việc thuế xuất nhập khẩu 0% với sản phẩm này từ thị trường Campuchia, không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu ưu đãi kéo dài, trong tương lai chắc chắn mặt hàng này sẽ có tác động không hề nhỏ đến thị trường trong nước, bởi khi đó rất có thể Campuchia sẻ trở thành điểm trung chuyển cho các nước khác, nhằm đưa sản phẩm gia cầm vào Việt Nam”- ông Trung chia sẻ.

 

Liệu có tạo ra cơ hội mới?

 

Trước việc Việt Nam và Campuchia thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa hai nước, rất nhiều các chuyên gia đã nhận định, việc nông sản Việt gặp thách thức là không hề nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức là thời cơ và cơ hội mới. Bởi lẽ, theo Bản thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước, không chỉ các doanh nghiệp Campuchia được hưởng lợi, mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội mới và những ữu đãi đặc biệt khi xuất khẩu vào thị trường này.

 

Theo đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu vào Campuchia cũng sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu là 0%, trong đó có các mặt hàng như: Sữa, tinh bột sắn, sản phẩm thịt, chế phẩm từ gạo, bánh kẹo, sơn, sản phẩm nhựa, giấy, gốm sứ, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép. Đánh giá về cơ hội này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, việc Campuchia được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nông sản vào Việt Nam, đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế đối với một số mặt hàng nhất định khi vào thị trường Campuchia, đây chính là những thỏa thuận khi Việt Nam ký cam kết thương mại song phương với Campuchia.

 

“Hiện Campuchia có thế mạnh về xuất khẩu gạo cao cấp, bởi họ đã xây dựng được thương hiệu gạo của riêng mình. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào một đất nước có bề dày xuất khẩu gạo như Việt Nam, cũng như việc nguồn cung cấp gạo của chúng ta dồi dào, việc gạo Campuchia chiếm lĩnh thị trường Việt là rất khó. Trong khi đó, rất nhiều các mặt hàng khác của chúng ta như thịt gia cầm, sữa, thép, tinh bột sắn… Lại đang tạo ra được ưu thế với các sản phẩm của Campuchia.

 

Vì thế, khi được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu như nhau, doanh nghiệp nào mạnh, nắm được cơ hội và có bước đi phù hợp, sẽ tạo ra được ưu thế lớn, bởi hầu hết các mặt hàng trên của chúng ta đang gặp khó khi vào thị trường Campuchia. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội và cũng là bước ngoặt đề doanh nghiệp Việt tiến sâu vào thị trường đầy tiềm năng này”- ông Tiền nhận định. Vấn đề chúng ta có thể biến cơ hội khi hàng rào thuế quan được dở bỏ hoàn toàn hay không.

 

“Hiện Việt Nam nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm chủ yếu từ Mỹ, Hàn Quốc… Campuchia không phải là thị trường chính, vì thế việc thuế xuất nhập khẩu 0% với sản phẩm này từ thị trường Campuchia, không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu ưu đãi kéo dài, trong tương lai chắc chắn mặt hàng này sẽ có tác động không hề nhỏ đến thị trường trong nước, bởi khi đó rất có thể Campuchia sẻ trở thành điểm trung chuyển cho các nước khác, nhằm đưa sản phẩm gia cầm vào Việt Nam”- ông Trung chia sẻ.

 

Nguồn Laodongthudo


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang