Chủ Nhật, 24/11/2024 07:48:57 GMT+7
Lượt xem: 1365

Tin đăng lúc 07-01-2020

OCOP - vẫn chờ... đếm sao

Những năm qua, Chương trình OCOP đã được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, việc tạo dựng thương hiệu trên thị trường và xếp hạng sao cho sản phẩm, dịch vụ vẫn khá mờ nhạt.
OCOP - vẫn chờ... đếm sao

Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

 

Hiện nay, cả nước đã có 12 tỉnh, bao gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Nam, Lào Cai, Bến Tre, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Tĩnh... tổ chức đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 604 sản phẩm OCOP. Trong đó, 9 sản phẩm 5 sao, 5 sản phẩm đề xuất 5 sao, 195 sản phẩm 4 sao, 395 sản phẩm 3 sao. Nhưng làm gì để việc phân hạng sao này có thực sự ý nghĩa?

 

Là đơn vị đã đưa được nhiều sản phẩm OCOP lên các chuyến bay để giới thiệu, quảng bá cho hành khách tham gia hàng không, bà Trần Thanh Hà, Phó trưởng phòng tiêu chuẩn, Ban dịch vụ hành khách, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) cho biết, với dự án “Bốn mùa hoa trái – Bốn mùa yêu thương” đã trở thành thương hiệu của VNA trong những năm gần đây.

 

Theo đó, VNA đã chủ động tìm đến các vùng miền trong nước để sưu tầm được 52 loại trái cây, sau đó chế biến và đưa lên các chuyến bay của VNA. Cũng qua dự án này, VNA đã xây dựng được kế hoạch cho từng chu kỳ phục vụ các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền và điều này đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía các hành khách.

 

Tuy nhiên bà Hà thừa nhận, hiện vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP đến ngay cả người Việt Nam còn chưa biết chứ không nói đến người nước ngoài. Bởi lẽ, việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP còn có nhiều hạn chế, nhà cung cấp và nhà phân phối còn rất thiếu thông tin của nhau.

 

Một nguyên nhân khác cũng được bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Centra Retail (doanh nghiệp đang quản lý khai thác hệ thống siêu thị Big C) chỉ ra, mặc dù Big C có nhu cầu kinh doanh sản phẩm OCOP nhưng để đưa hàng hóa vào hệ thống đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

 

Tuy nhiên, hiện nông dân chủ yếu sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, chưa có truy xuất nguồn gốc, hồ sơ, chứng từ và các thủ tục pháp nhân trong giao dịch, mua bán. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến sản phẩm OCOP chưa tiếp cận được hệ thống bán lẻ hiện đại.

 

Theo Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang