Thứ Sáu, 22/11/2024 09:29:30 GMT+7
Lượt xem: 1641

Tin đăng lúc 31-05-2019

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Lộ trình điều chỉnh giá điện được thực hiện theo đúng quy định

Cuối phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 30/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giải trình thêm về giải pháp kiềm chế lạm phát và giá điện.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Lộ trình điều chỉnh giá điện được thực hiện theo đúng quy định
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giải trình thêm về giải pháp kiềm chế lạm phát và giá điện tại Quốc hội chiều 30/5

Theo Phó Thủ tướng, lộ trình điều chỉnh giá điện được Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện theo đúng quy định Luật điện lực, Quyết định 24 và các văn bản pháp luật khác. Chính phủ cũng đã có báo cáo chi tiết gửi Quốc hội về điều chỉnh tăng giá mặt hàng này.


Phó Thủ tướng khẳng định, điện là mặt hàng vật tư chiến lược, góp phần vào ổn định, tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán, để tăng 1% GDP thì phải điện phải tăng trưởng 1,5%. Kịch bản GDP năm 2019 là 6,8% thì điện phải tăng 11,35%. "Điều hành điện phải đảm bảo mục tiêu kép kiểm soát lạm phát và giá hợp lý kêu gọi đầu tư vào điện", Phó Thủ tướng nói.

 

Theo Phó Thủ tướng, tổng chi phí đầu vào của ngành điện năm 2019 tăng thêm khoảng 20.032 tỷ đồng. Trong đó điều chỉnh giá than 2 đợt với khoản tiền 5.412 tỷ đồng; điều chỉnh giá than trộn vào than nhập khẩu là 1.920 tỷ; tăng giá khí trong bao tiêu 5.852 tỷ đồng; điều chỉnh giá khí trên bao tiêu 600 tỷ đồng; chênh lệch tỷ giá 5.042 tỷ đồng. “Để đảm bảo bù đắp chi phí tăng thêm và lợi nhuận tối thiểu cho EVN là 3%, doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đã đề xuất 3 phương án tăng giá là 7,31%; 8,36% và 9,26%. Thường trực Chính phủ đã xem xét rất kỹ và chọn phương án 8,36%”, Phó Thủ tướng thông tin.

 

Nói về thời điểm điều chỉnh giá điện ngày 20/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng thường quy luật CPI sẽ tăng mạnh trong tháng 1 và 2, sau đó giảm trong tháng 3. Thực tế trong 10 lần điều chỉnh tăng giá điện thì đã có 4 lần trong tháng 3. “Nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác như tháng 7 thì tỷ lệ phải cao hơn để bù đắp được khoản 20.000 tỷ đồng”, Phó Thủ tướng chỉ ra.

 

Theo đánh giá của Liên Bộ: Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê, dự kiến điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân tăng bình quân 8,36% sẽ làm CPI cả năm tăng 0,3%.

 

Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ ngành phối hợp cùng EVN liên quan tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng, minh bạch chi phí đầu vào. Theo tính toán, hao hụt điện năng năm 2018 đạt 6,83%, giảm được 0,37% so với mục tiêu 2020 của Chính phủ. Chính phủ cũng yêu cầu EVN giảm 7% chi phí thường xuyên hàng năm.

 

Chính phủ đang yêu cầu tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý, mở rộng phạm vi thị trường bán buôn điện, rà soát nghiên cứu xây dựng mô hình bán lẻ điện cạnh tranh phù hợp với điều kiện Việt Nam và thí điểm vào năm 2021”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

 

Về biểu giá điện, trên cơ sở ý kiến đề xuất của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN sớm trình Chính phủ sửa biểu giá hợp lý hơn. Việc sửa vừa bảo vệ người thu nhập thấp, vừa phù hợp với nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cao, đặc biệt tính đến số người dân dùng trên 200 kWh/tháng đang tăng lên.

 

Về lạm phát, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, kiểm soát ổn định vĩ mô và các cân đối lớn nền kinh tế là "nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Chính phủ". Ba năm qua CPI đã được kiểm soát dưới 4% và được ghi nhận là điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Năm 2019 Quốc hội ra Nghị quyết CPI à dưới 4%; Chính phủ phấn đấu mức dưới 4%, nhưng lựa chọn điều hành của Ban chỉ đạo giá là 3,3-3,9%.

 

Các biện pháp kiềm chế lạm phát được Phó Thủ tướng nêu, gồm: Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, phối hợp chính sách; kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức 1,8%. Cùng đó, theo dõi và điều tiết, kiểm soát một số mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu, gas...

 

Nguồn Congthuong


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang