Chủ Nhật, 24/11/2024 20:19:45 GMT+7
Lượt xem: 3612

Tin đăng lúc 30-06-2017

Quên đi giúp chúng ta thông minh hơn

“Não sẽ quên những chi tiết không cần thiết và thay vào đó tập trung vào những thứ sẽ giúp đưa ra được quyết định sáng suốt trong thế giới thực".
Quên đi giúp chúng ta thông minh hơn
Hay quên không hẳn là điều xấu (Ảnh: Internet).

Sử dụng nam châm để tìm lại trí nhớ bị lãng quên Khoa học chứng minh học thiền làm tăng cường trí nhớ Nguy cơ mất trí nhớ khi sống gần các con đường náo nhiệt.

 

Có nhiều lúc chúng ta không nhớ được mình đã để chìa khóa nhà ở đâu hay cái ví chứa đầy tiền biến mất chỗ nào và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng đừng nghĩ là mình mắc chứng hay quên, chỉ là bộ não của chúng ta đang lập trình để xóa đi những dữ kiện “có vẻ” không cần thiết mà thôi.

 

Nghiên cứu mới cho thấy việc chúng ta hay quên có thể là do một cơ chế an toàn trong não đang hoạt động để đảm bảo bộ não không bị quá tải thông tin. Nói cách khác, quên đi là một hoạt động chủ đích của não người.

 

Theo hai nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto ở Canada, bộ nhớ của não bộ được tạo ra không nhằm mục đích truyền tải thông tin chính xác nhất mà là thông tin hữu ích nhất; Những thông tin có lợi được lưu lại sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt trong tương lai.

 

“Não sẽ quên những chi tiết không cần thiết và thay vào đó tập trung vào những thứ sẽ giúp đưa ra được quyết định sáng suốt trong thế giới thực", Blake Richards - một trong những nhà nghiên cứu, giải thích.

 

Richards và đồng nghiệp Paul Frankland đã xem xét nhiều nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau về ký ức được công bố trước đây. Một số nghiên cứu nói về khả năng ghi nhớ, sự kiên trì; trong khi một số khác lại quan tâm đến sự quên lãng hay sự biến đổi ký ức.

 

Frankland cho biết: "Chúng tôi tìm thấy rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu trước đây nói rằng có những cơ chế trong não bộ đang thúc đẩy sự mất trí nhớ và ngược lại”.

 

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về sự suy yếu của các kết nối giữa các nơ-ron giúp lưu lại ký ức. Nhưng họ cũng phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy các nơ-ron mới đã ghi đè lên những ký ức cũ, khiến bộ não khó tiếp cận đến những thông tin này hơn.

 

Richards và Paul Frankland cho rằng, có 2 lý do khiến bộ não chủ động quên đi nhiều dữ kiện cũ. Thứ nhất, quên đi giúp chúng ta cập nhật những thông tin mới trên nền tảng của những ký ức không cần thiết. Lấy ví dụ: Nếu cửa hàng cà phê yêu thích của bạn đã chuyển sang phía bên kia của thị trấn, thì quên vị trí cũ của sẽ giúp bạn nhớ địa chỉ mới của nó.

 

Thứ hai, quên đi cho phép chúng ta lưu giữ các sự kiện chính trong quá khứ chứ không phải ghi nhớ toàn bộ; những thông tin chủ chốt sẽ giúp bạn ra quyết định sáng suốt hơn nếu gặp lại tình huống cũ.

 

Khi bạn ghé thăm quán cà phê quen, bạn sẽ chỉ nhớ những thứ cần thiết như món nước bạn thích là gì hay chủ quán có lịch sự với bạn không; những thông tin không quan trọng như số người trong quán hay tất các món nước khác trong menu sẽ bị lãng quên. 

 

Các nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng tốc độ chúng ta quên đi còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, bạn sẽ “mất trí nhớ” nhanh hơn nếu các sự kiện trong đời đập tới ồ ạt.

 

Ở một thì nghiệm trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu thả những con vật này vào một mê cung và đo thời gian chúng thoát ra. Khi mê cung bị thay đổi, các nhà khoa học nhận thấy rằng: những con chuột bị chích thuốc để quên đi ký ức về mê cung cũ, lại tìm được đường ra nhanh hơn những con còn trí nhớ.

 

“Mục đích của ký ức là giúp bạn trở nên thông minh hơn và có thể đưa ra quyết định chính xác khi đương đầu với các sự kiện trong cuộc sống. Nếu việc quên đi có thể đạt được mục đích đó thì bộ não đang làm việc rất hiệu quả”. 

 

Nguồn Khampha


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang