Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước nguy cơ lớn về ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Để giải quyết vấn nạn này, Liên minh chấm dứt rác thải nhựa (AEPW) được lập ra với tôn chỉ là một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các công ty trong chuỗi giá trị hàng tiêu dùng và nhựa toàn cầu và có quan hệ chiến lược với Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững.
Với việc hầu hết các thành viên của AEPW đều là những doanh nghiệp đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam hứa hẹn Việt Nam sẽ được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ loại bỏ rác thải nhựa cũng như bảo vệ môi trường. Liên minh AEPW đã cam kết ủng hộ hơn 1 tỷ USD trong năm đầu và mục tiêu huy động 1,5 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển và mở rộng các giải pháp quản lý chất thải nhựa và thúc đẩy các giải pháp sau khi sử dụng nhựa tập trung vào phát triển và mở rộng các giải pháp nhằm giảm thiểu và quản lý chất thải nhựa và thúc đẩy các giải pháp bằng cách chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa.
Ông Jim Fitterling, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dow, thành viên sáng lập Liên minh AEPW, một doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có nhiều hoạt động tại Việt Nam cho rằng việc giữ môi trường sạch sẽ, không rác thải là điều quan trọng đối với tương lai của Dow cũng như ngành công nghiệp thế giới, nhưng hơn cả, nó rất cấp thiết đối với tương lai của hành tinh. Sáng kiến này đã và đang tập hợp các công ty, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và người tiêu dùng để tăng tốc thúc đẩy hoạt động đổi mới, cung cấp các nguồn lực cần thiết và hành động quyết đoán để chấm dứt chất thải nhựa trong môi trường.
Được biết AEPW sẽ đầu tư và thúc đẩy tiến độ trong bốn lĩnh vực chính bao gồm, Phát triển cơ sở hạ tầng để thu gom và quản lý chất thải, gia tăng tái chế; Đổi mới sáng tạo để cải tiến và mở rộng các công nghệ mới giúp tái chế và thu hồi nhựa dễ dàng hơn và tạo ra giá trị từ tất cả các loại nhựa đã qua sử dụng; Giáo dục và hợp tác với chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để kêu gọi hành động và Dọn dẹp các khu vực tập trung chất thải nhựa đang tồn tại trong môi trường, đặc biệt là các hệ thống dẫn chất thải chính như các dòng sông, mang rác thải nhựa từ đất liền ra đại dương.
Nguồn Enternews