Trải qua hàng trăm năm qua, trà đã trở thành một thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam. Văn hóa trà cuả người Việt cũng đa dạng, từ cầu kỳ, kiểu cách, cho đến đơn giản, tiện dụng. Người Việt uống trà theo cách riêng, đa phần thường phóng khoáng, “tùy tiện”, số ít thích thưởng trà theo lối trà đạo. Hầu như, trong mỗi gia đình người Việt đều có sẵn trà để uống và tiếp khách.
Người lao động thu hái chè
Theo thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam (tính đến năm 2020), nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt khoảng 192 nghìn tấn. Cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc Bộ 4,0%. Trong đó, các vùng trồng chè nổi tiếng gồm có: Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm Đồng…
Vì mức độ phổ biến của trà và số lượng người uống trà đông đảo nên trị trường trà rất sôi động với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất và cung cấp với hàng nghìn thương hiệu trà khác nhau. Các sản phẩm trà có chủng loại, mẫu mã đa dạng, giá cả dao động từ vài trăm đến vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng một kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh & Thương mại SBC Việt Nam tham gia thị trường trà Việt từ năm 2019, với thương hiệu nhận diện là Mộc Lâm Trà. Mộc Lâm Trà bao gồm ba dòng sản phẩm chủ lực là Trà Đinh, Trà Nõn Tôm và Trà móc câu. Mộc Lâm Trà có hương vị tự nhiên chuẩn “chất trà mộc”, không hương liệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc từ vườn trà được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng trà đặc sản Tân Cương, Sông Công, Thái Nguyên. Sản phẩm Mộc Lâm Trà được giới thiệu, quảng bá, bán online trên website: www.moclamtra.vn, www.moclamtra.com.
Trao đổi với anh Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh & Thương mại SBC Việt Nam được biết: Mộc Lâm Trà mang đến cho người tiêu dùng không chỉ các loại trà ngon mà còn phải sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các HTX trồng chè tại Thái Nguyên từ việc trồng, tưới tiêu, bảo vệ thực vật đến thu hái, sao tẩm, bảo quản, phân phối. Hiện nay, Mộc Lâm Trà lựa chọn phương thức kinh doanh online là chính, nhằm đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Chè Nõn Tôm đặc sản
Qua tìm hiểu thực tế nhận thấy, các sản phẩm mang thương hiệu Mộc Lâm Trà là những sản phẩm được làm thủ công bởi những người “có nghề”, để đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn như: Chăm sóc, thu hái, làm héo sơ bộ lá trà, diệt men trà, vò lá trà, xao, sấy trà, phân loại trà, đóng gói. Các công đoạn này đều được kiểm soát chặt chẽ, vừa giữ nguyên được “chất trà”, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi pha chín trà, Mộc Lâm Trà có màu xanh, mùi hương thanh, vị đượm chát, ngọt tự nhiên.
Anh Nguyễn Văn Minh (Cầu giấy, Hà Nội) chia sẻ: Tôi thích và thường xuyên uống trà hàng chục năm nay. Trong đợt dịch Covid-19 năm 2020 - 2021 vừa rồi, do không mua trực tiếp tại các cửa hàng được, phải lên mạng tìm mua trà và biết đến Mộc Lâm Trà. Ban đầu, tôi mua thử gói Trà Nõn Tôm về uống thử, thấy ổn. Từ đó đến nay cứ hết tôi lại đặt mua. Họ bán giá cả hợp lý mà ship cũng nhanh.
Hơn ba năm qua, mặc dù là đơn vị non trẻ trong lĩnh vực trà trong nước, nhưng đơn vị sở hữu thương hiệu Mộc Lâm Trà đã tìm được hướng đi riêng, đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Qua các đợt kiểm nghiệm, các chỉ tiêu của Mộc Lâm Trà đều trong ngưỡng an toàn. Điều đó cho thấy, Mộc Lâm Trà đã thực hiện chuẩn chỉ các khâu sản xuất, đảm bảo chất lượng trà. Việc sản xuất, kinh doanh trà đã và đang theo hướng thuận tự nhiên, vì sức khỏe con người là hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì lẽ đó mà không bất ngờ khi rất nhiều người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh,... lại ưa chuộng Mộc Lâm Trà.
KMN