Thứ Bẩy, 23/11/2024 00:20:29 GMT+7
Lượt xem: 1251

Tin đăng lúc 28-09-2020

Tận dụng tốt cơ hội hợp tác phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam đang từng bước phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản, đã thiết lập cơ sở sản xuất, nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam, tận dụng được các lợi thế chi phí và các cơ hội phối hợp với doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản phẩm CNHT của Việt Nam tạo ra lợi ích về doanh thu cho cả hai bên.
Tận dụng tốt cơ hội hợp tác phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội để phát triển CNHT từ Nhật Bản

Nhìn từ cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính bổ trợ thì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản nguyên, nhiên liệu thô và nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc thiết bị phục vụ đầu tư, sản xuất. Mặt khác, Việt Nam hiện có nhu cầu phát triển CNHT trong khi Nhật Bản đang mong muốn tăng cường đầu tư ra nước ngoài.

 

Hiện tại, trong 6 ngành ưu tiên của Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật  bao gồm: Điện tử; Máy nông nghiệp; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, thì có 3 ngành: Điện tử; Máy nông nghiệp; Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô là liên quan đến CNHT.

 

Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. và hiện đang xuất hiện thêm làn sóng mới khi nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam và các nước ASEAN, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...).

 

Ở Nhật Bản, tình trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu người kế nghiệp. Tuy quy mô nhỏ, nhưng nắm giữ nhiều bí quyết công nghệ độc quyền, lâu năm, có trình độ sản xuất cao, tham gia rất sâu vào chuỗi sản xuất các ngành công nghệ cao. Đây là yếu tố thuận lợi để cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt, chuyển giao công nghệ.

 

Để tận dụng những cơ hội mà Nhật Bản mang lại, thời gian qua Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển CNHT nói chung, cũng như hợp tác CNHT với Nhật Bản nói riêng. Các cam kết của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), hay các nội dung trong Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật cũng như Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản là cầu nối quan trọng, mở ra những cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp hai nước.

 

Tại cuộc họp giữa kỳ Sáng kiến chung Việt– Nhật giai đoạn 7 vào đầu năm 2019, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí triển khai nhiều nội dung nhằm phát triển mạnh mẽ ngành CNHT Việt Nam, bao gồm hỗ trợ đầu tư thiết bị đồ gá, khuôn đúc...; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh; thu hút đầu tư, xúc tiến phát triển thị trường nhằm tăng doanh số và giảm chi phí sản xuất...

 

Tuy nhiên, theo ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: Hợp tác CNHT Việt Nam – Nhật Bản chưa tương xứng với tiềm năng đang có. Vì vậy, các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam cần phải đầu tư thêm chi phí cho mảng nghiên cứu và phát triển, đầu tư trang thiết bị hiện đại, để có thể gia tăng hàm lượng kỹ thuật, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của mình. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng gia công và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn, để từ đó có thể trở thành đối tác liên doanh, liên kết bình đẳng với các doanh nghiệp Nhật Bản.

 

Thái Bình


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang