Thứ Ba, 10/09/2024 21:50:13 GMT+7
Lượt xem: 849

Tin đăng lúc 08-06-2022

Tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến của Việt Nam thuộc top cao nhất Đông Nam Á

Trong khi nhiều ngành kinh tế khác khó khăn, chật vật xoay sở do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2021.
Tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến của Việt Nam thuộc top cao nhất Đông Nam Á
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

 

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, nếu năm 2020, doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu đạt 4.280 USD thì năm 2021, con số này sẽ ở mức 4.891 tỷ USD và năm 2022 sẽ lên mốc 5.424 tỷ USD. Vào năm 2023, mức doanh thu sẽ đạt 5.908 tỷ USD và năm 2024 là 6.388 tỷ USD.

 

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 41%). So sánh với tỷ lệ này trung bình ở Đông Nam Á khoảng 36%, Indonesia và Phillipines cùng 37%, Malaysia là 36%, Singgapore và Thái Lan cùng 30%.

 

Nếu như trước khi có dịch bệnh Covid-19, trung bình mỗi ngày, người dùng dành 3,7 giờ cho mua sắm trực tuyến thì trong giai đoạn Covid, con số này tăng lên 4,7 giờ và ở giai đoạn sau xuống còn 4,2 giờ.

 

Những mặt hàng dịch vụ được nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến mới lựa chọn nhiều nhất là giáo dục (55%), tiếp đó là thực phẩm, dịch vụ cho vay, video và dịch vụ giao thức ăn…

 

Hiện nay, thị trường TMĐT Việt Nam đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Trong 04 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất trên thị trường Việt Nam có đến 03 sàn giao dịch TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Việc chi phối thị trường của các sàn TMĐT nước ngoài thể hiện qua số lượt truy cập. Theo số liệu tháng 02/2022, tổng số lượt truy cập trên Shopee là 78,5 triệu lượt, trên Lazada là 14,8 triệu lượt, trên Tiki là 14,1 triệu lượt và Chợ tốt (Việt Nam) là 12,7 triệu lượt.

 

Bên cạnh đó, không chỉ riêng các sàn TMĐT, các nền tảng mạng xã hội phổ biến cũng dần lấn sân sang các hoạt động TMĐT và giao dịch trực tuyến. Điển hình như Facebook, Google, Netflix, Youtube, Amazon, TikTok…

 

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

 

Trước những chuyển biến trong hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, cũng như mô hình kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp trong cả nước. Đến năm 2022 tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19.

 

Theo Vietq.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang