Thứ Sáu, 22/11/2024 13:14:39 GMT+7
Lượt xem: 3579

Tin đăng lúc 21-03-2017

TFA sẽ "khai thông" hàng hóa trong APEC

Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) mới đây tại Bankok (Thái Lan), cộng đồng DN APEC đã đánh giá cao Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của WTO chính thức có hiệu lực và coi đó như “đòn bẩy” giúp lưu thông hàng hoá trong khu vực giúp các DN giảm chi phí và nâng cao mức sống trong cộng đồng APEC.
TFA sẽ "khai thông" hàng hóa trong APEC

Theo ông Hoàng Văn Dũng – Chủ tịch ABAC 2017, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một giai đoạn khó khăn, tăng trưởng thương mại vẫn đang chậm lại. Điều quan trọng là cần hành động bất cứ khi nào có thể để loại bỏ những “hạt sạn” khỏi guồng máy thương mại, giữ cho thị trường mở, cạnh tranh và tăng cường các mối quan hệ.

 

Người tiêu dùng được hưởng lợi lớn từ TFA

 

Ông Hoàng Văn Dũng nói rằng, hiệp định TFA vô cùng quan trọng với cộng đồng DN APEC trong bối cảnh hiện nay. Hiệp định đã được các thành viên WTO thông qua tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ở Bali năm 2013, đến nay, việc này đã được hoàn tất.

 

“TFA đã được đề xuất cách đây khá lâu. Chúng tôi rất vui mừng vì giờ đây Hiệp định được thực hiện và chúng tôi kêu gọi những thành viên chưa phê chuẩn cần nhanh chóng hoàn thành. Là những doanh nhân, dĩ nhiên, chúng tôi hoan nghênh bất kỳ điều gì giúp thương mai trở nên dễ dàng và bớt tốn kém hơn. Người tiêu dùng cũng sẽ hưởng lợi từ các hàng hoá rẻ hơn, đa dạng hơn và chất lượng tốt hơn. Nhưng quan trọng hơn cả, TFA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các cộng đồng của chúng ta” – Ông Hoàng Văn Dũng cho biết.

 

Hiện nay, tăng trưởng bao trùm và bền vững là trọng tâm tầm nhìn của khu vực APEC. Các chuyên gia cho rằng, TFA sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn, và các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế đang phát triển, tham gia thành công hơn vào thị trường thế giới, bằng cách giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí và rào cản kĩ thuật đối với thương mại.

 

Phân tích của WTO chỉ ra rằng Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong vòng 15 năm tới, việc thực thi TFA được dự đoán sẽ góp phần làm tăng 2.7% mỗi năm về tăng trưởng xuất khẩu thế giới, và tăng trưởng GDP hơn nửa phần trăm mỗi năm. Thực hiện đầy đủ TFA ước tính sẽ giúp giảm chi phí thương mại toàn cầu trung bình khoảng 14.3%.

 

Tại cuộc họp ABAC tại Thái Lan vừa qua, các DN APEC đã ra một thông cáo chung và khẳng định sự hoan nghênh việc TFA đi vào hiệu lực như một sự khẳng định trong việc tiếp tục hỗ trợ WTO.

 

“WTO vẫn là nền tảng của kinh tế toàn cầu, đưa ra giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rào cản thương mại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững. Thoả thuận này là sự tiếp nối rõ ràng các mục tiêu ban đầu của ‘Chương trình Nghị sự Phát triển Doha’ diễn ra năm 2001” – Thông báo chỉ rõ.

 

Bốn hướng hỗ trợ cộng đồng DN

 

Cùng với việc hoan nghêng TFA, năm APEC 2017, ABAC đang tập hợp các kiến nghị từ cộng đồng DN APEC để trình lên các nhà Lãnh đạo APEC vào kỳ họp Thượng đỉnh vào cuối năm nay tại Đà Nẵng.Với vai trò Chủ tịch của Việt Nam, ABAC Việt Nam đang xây dựng chương trình làm việc với chủ đề “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai” nhằm đối phó với những thách thức duy trì phát triển kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người.

 

Với vai trò Chủ tịch, ABAC Việt Nam sẽ tập trung vào bốn hướng hỗ trợ cộng đồng DN, đó là: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực; tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; tăng cường tính cạnh tranh và khuyến khích sáng tạo của các doanh nghiệp MSMEs trong kỷ nguyên số và đảm bảo an ninh lương thực cũng như thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và thông minh. Lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương phải liên kết hiệu quả hơn nữa lợi ích của việc toàn cầu hoá và giải quyết các tác động tiêu cực, theo các thành viên ABAC.

 

Nhận định về dòng chảy thương mại trong APEC trong thời gian tới, các thành viên ABAC cho rằng, không có nền kinh tế nào phát triển thành công trong thời hiện đại mà không mở cửa nền kinh tế đối với thương mại quốc tế, đầu tư, và sự dịch chuyển của người dân. Nhưng để tiếp tục toàn cầu hóa, lợi ích cần phải được chia sẻ rộng rãi hơn. Mục tiêu phải là tăng trưởng và phát triển bao trùm về mặt xã hội.

 

“Chúng ta trong giới kinh doanh có thể làm tốt hơn để chứng minh không chỉ những lợi ích kinh tế, mà còn hợp tác với các chính phủ để xây dựng các chính sách giải quyết những sự xáo trộn và phát triển kỹ năng cho người lao động” – Chủ tịch ABAC năm 2017 nói.

 

Khi những lợi ích ròng của việc tiếp tục tự do hóa là rất rõ ràng, nhận thức được vai trò của khu vực tư nhân trong việc giải quyết tác động của toàn cầu hóa, ABAC cam kết phối hợp với Đại học Southern California, Trường kinh doanh Marshall để nghiên cứu về việc làm sao có thể chia sẻ rộng rãi hơn những lợi ích của toàn cầu hóa. Báo cáo sẽ thu thập các quan điểm của doanh nghiệp, chính phủ và các học giả trong khu vực APEC để xác định các phương pháp thành công và các bước thiết thực để đạt được tăng trưởng và phát triển bao trùm về mặt xã hội.

 

“Việc tự do hóa thương mại đã giúp châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu vực năng động nhất trên thế giới và tiếp tục thúc đẩy hơn nữa triển vọng tăng trưởng và sức mạnh của khu vực” – Ông Hoàng Văn Dũng nói.

 

Kỳ họp I của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) năm 2017 được tổ chức tại thành phố Băng-cốc, Thái Lan tngày 19 – 23/2/2017.

 

Trên cơ sở Chủ đề chính của năm APEC Việt Nam 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và 04 ưu tiên: (1)Đẩy mạnh liên kết khu vực sâu rộng; (2) Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong kỷ nguyên số; (4) Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hâu.

 

ABAC Việt Nam đã chủ trì kỳ họp ABAC 1 tại Băng cốc và triển khai các Phiên toàn thể và nhóm chuyên đề với nội dung chính như sau:

 

Chuyên đề Hội nhập kinh tế khu vực, tập trung vào mục tiêu “Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực” với một số hoạt động ưu tiên: Ủng hộ WTO và chống chủ nghĩa bảo hộ; Tăng cường tự do hóa/thuận lợi hóa thương mại và đầu tư nhằm tiến tới mục tiêu Bô-go; Thúc đẩy Khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái bình Dương (FTAAP); Củng cố Chương trình nghị sự về khu vực dịch vụ.

 

Chuyên đề Kết nối APEC, tập trung vào mục tiêu “Tạo dựng một thị trường khu vực không có rào cản” với các ưu tiên: Tạo thuận lợi cho kết nối về thể chế (kết nối số, cải cách cơ cấu, áp dụng tập quán điều hành tốt, tăng cường tuân thủ pháp luật, phát triển chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng); Thúc đẩy kết nối con người (di chuyển lao động lành nghề, di chuyển doanh nhân); Tăng cường kế nối vật chất (đẩy mạnh phát triển hạ tầng, thúc đẩy kết nối hàng hải và hàng không).

 

Chuyên đề Phát triển bền vững, tập trung vào mục tiêu “Thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm” với mootjn só ưu tiên: Thúc đẩy hợp tác APEC về an ninh lương thực và thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, thuận lợi hóa thương mại nông sản và thủy sản; Khuyến khích quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát trển ngành mỏ bền vững; Xây dựng cộng đồng bền vững và có tính bao trùm (Phát triển các vùng xây dựng nông thôn bền vững, phát triển hạ tầng đô thị); – Thúc đẩy an ninh và bền vững năng lượng; Xây dựng lực lượng lao động có sức khỏe tốt và năng suất cao.

 

Chuyên đề về Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), tập trung vào mục tiêu “Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy quốc tế hóa cho MSME” với ưu tiên: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần doanh nghiệp, phổ biến các tập quán quản trị doanh nghiệp tốt; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế và kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu; Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số; Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động kinh tế.

 

Chuyên đề Kinh tế – Tài chính, tập trung vào mục tiêu “Phát triển thị trường tài chính vững chắc và bao trùm”với các ưu tiên: Thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của thị trường vốn, tăng cường cơ sở hạ ầng cho thị trường tài chính; Khuyến khích sáng tạo trong lĩnh vực tài chính; Khuyến khích đầu tư công – tư vào hạ tầng, định hướng cho sự phát triển của quỹ hưu trí và bảo hiểm; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tiếp cận nguồn tài chính.

 

Nguồn Enternews


Tag:TFAAPEC

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang