Thứ Tư, 02/04/2025 10:04:10 GMT+7
Lượt xem: 234

Tin đăng lúc 29-03-2025

Tham vấn góp ý dự thảo “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam”

Ngày 28/3/2025, tiếp nối thành công của buổi họp tham vấn lần thứ nhất, được sự đồng ý của Văn phòng Dịch vụ Dự án thuộc Liên Hợp Quốc (UNOPS), Quỹ Đối tác chuyển dịch năng lượng Năng lượng Đông Nam Á (ETP) và Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), các thành viên Liên danh tư vấn bao gồm: Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng (ISSQ); Công ty TNHH Pondera Việt Nam (thuộc Pondera Hà Lan), Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Nước Quốc Gia (Nawapi) ... tiếp tục phối hợp tổ chức buổi họp tham vấn lần thứ hai nhằm lấy ý kiến góp ý cho 20 Dự thảo Tiêu chuẩn về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Tham vấn góp ý dự thảo “Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam”
Các đại biểu tham dự buổi họp tham vấn

Buổi họp tham vấn lần này được tổ chức với mục tiêu tổng hợp các ý kiến đã tiếp nhận trong hội thảo lần thứ nhất, trình bày những nội dung đã được điều chỉnh trong dự thảo, thảo luận các vấn đề còn tranh luận và tiếp tục lấy ý kiến từ các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

 

Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thu thập ý kiến đóng góp từ các đại biểu để hoàn thiện dự thảo trước khi công bố. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn này tuân thủ theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cũng như Thông tư 11/2021/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của ngành hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam. Bộ tiêu chuẩn được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của điện gió ngoài khơi, góp phần hỗ trợ tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia, đồng thời giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về chuyển dịch năng lượng và phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

 

Cuộc họp tham vấn có tham gia của các bên liên quan, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các bên quan tâm khác đóng góp ý kiến và thảo luận sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp chúng tôi hoàn chỉnh bản dự thảo, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hoàn thiện và nộp cho Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (STAMEQ) thẩm tra và tiến hành các thủ tục tiếp theo trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và công bố.

 

Phát biểu tại hội thảo, đại diện ETP-UNOPS cho biết: “Việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về điện gió ngoài khơi không chỉ giúp định hình các yêu cầu kỹ thuật cho ngành công nghiệp này tại Việt Nam mà còn tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững. Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia và đóng góp của các bên liên quan trong quá trình tham vấn, nhằm đảm bảo bộ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các cam kết quốc tế, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

 

Buổi họp tham vấn đã tập trung vào các nội dung chính như:

 

  • Tóm tắt kết quả hội thảo lần thứ nhất, bao gồm tổng quan về dự án và các bước triển khai, cũng như các ý kiến góp ý chính từ các bên liên quan.
     
  • Trình bày 20 dự thảo tiêu chuẩn TCVN dựa trên các góp ý đã tiếp nhận từ các chuyên gia kỹ thuật và các bên liên quan.
     
  • Thảo luận và tiếp nhận các nội dung phản hồi và tiếp thu các ý kiến góp ý, xác định những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
     
  • Lộ trình hoàn thiện bộ tiêu chuẩn và kế hoạch trình nộp cho Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (STAMEQ) thẩm tra và tiến hành các thủ tục tiếp theo trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và công bố.

 

 

Toàn cảnh buổi họp tham vấn

 

Với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, buổi họp tham vấn lần thứ hai tiếp tục là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Những đóng góp từ cộng đồng chuyên gia và các bên liên quan sẽ giúp bộ tiêu chuẩn đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, đồng thời tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của ngành điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch Phát triển Điện VIII (PDP VIII).

 

Buổi họp kết thúc với sự đồng thuận cao về tính cấp thiết và lộ trình hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, khẳng định cam kết mạnh mẽ của các bên trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển một ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.

 

PV


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang