Cụ thể, Thành phố sẽ tập trung bảo tồn và phát triển 6 làng nghề, làng nghề truyền thống gồm: Làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi; Làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; Làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; Làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (làng nghề mới) và 7 ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống gồm: Nghề sản xuất bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi); Nghề đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi); Ngành sản xuất mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi); Nghề se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh); Nghề sản xuất muối (huyện Cần Giờ); Nghề trồng mai vàng (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh); Nghề chế biến khô thủy sản (huyện Cần Giờ).
Để thực hiện thành công kế hoạch, TP.Hồ Chí Minh đã đặt ra các giải pháp cụ thể như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ vốn, tín dụng; Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; Hỗ trợ đào tạo nhân lực; Hỗ trợ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; Hỗ trợ bảo vệ môi trường; Hỗ trợ sản xuất gắn với hoạt động du lịch; Hỗ trợ xúc tiến thương mại; Hỗ trợ về khuyến công.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội hỗ trợ.
UBND Thành phố cũng giao UBND các huyện chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ liên quan đến các nội dung, giải pháp để triển khai thực hiện Kế hoạch có kết quả. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các đơn vị có liên quan phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn, đề xuất chính sách phù hợp. Xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất các dự án đầu tư có hiệu quả được giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai…
Minh Vũ