Thứ Bẩy, 23/11/2024 16:31:36 GMT+7
Lượt xem: 6735

Tin đăng lúc 21-06-2016

Thực trạng phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ xây dựng ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đô thị, nhà ở như hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã đáp ứng được nhu cầu đối với các sản phẩm thế mạnh, truyền thống như: Cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép..., nhưng mới đang ở giai đoạn đầu của các ngành công nghiệp (CN). Việc đầu tư nghiên cứu và phát triển ngành CNHT cho ngành xây dựng (XD) nói chung và ngành xây dựng dân dụng (XDDD) nói riêng có ý nghĩa rất to lớn và cấp bách.
Thực trạng phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ xây dựng ở Việt Nam
Công ty ô tô Trường Hải đầu tư máy dập định hình thép tấm dày để sản xuất phụ tùng trong nước

Thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ xây dựng dân dụng

 

  • Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng (VLXD) cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao.

 

  • Nhiều phương pháp công nghệ tiên tiến được áp dụng như nung vật liệu (VL) gốm bằng lò tuynen, nung xi măng bằng lò quay với nhiên liệu lỏng, các cấu kiện bê tông dự ứng lực với kích thước lớn, VL ốp lát gốm granit bằng phương pháp ép bán khô ...

 

  • Từ những VLXD truyền thống như gạch, ngói, đá, cát, xi măng, ngày nay ngành VLXD VN đã bao gồm hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và hướng ra xuất khẩu.

 

  • Ngành công nghiệp VLXD đã tận dụng được nguồn tài nguyên của VN và cập nhật được những tiến bộ trên thế giới; sản phẩm VLXD của VN đã xuất khẩu sang một nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ... Tuy nhiên, để phát triển ngành VLXD theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ban, ngành.

 

  • Gia tăng xuất khẩu: Nhờ có sự đầu tư lớn cho việc lắp đặt các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại mà rất nhiều nhà máy sản xuất gạch men hiện nay đã có công suất lớn và tốc độ tăng trưởng luôn đạt 20% – 30%/năm. Sự phát triển không ngừng của các ngành CNHT cho XDDD là một cơ hội tốt mở ra cho các doanh nghiệp VLXD gia tăng xuất khẩu và phát triển bền vững, ổn định…

 

Tuy nhiên, hiện nay, hàng năm VN còn phải nhập khẩu một số chủng loại mặt hàng như nguyên liệu để sản xuất (caolanh, felolsput, frite, men, màu, bông sợi thuỷ tinh, đá granite), phụ kiện sứ vệ sinh, một số loại sản phẩm như kính màu, kính phản quang, kính an toàn, kính mỹ thuật, gạch ốp lát, đá granite khối, sứ vệ sinh, thép...

 

  • Giá trị sản xuất và xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng.

 

  • Sản phẩm nói chung chưa được đầu tư sản xuất bằng công nghệ cao, chất lượng chưa cao nên chưa thâm nhập được các thị trường đòi hỏi chất lượng cao...

 

  • Các vật liệu không nung dù đã được khuyến khích phát triển nhưng chưa đạt được thành công như mong muốn.

 

  • Khả năng cạnh tranh một số mặt hàng gặp khó khăn do sản phẩm từ các nước khác có nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý, có hàm lượng công nghệ cao...

 

  • Một số loại vật liệu mới, hiện đại phục vụ cho công tác hoàn thiện, trang trí nội ngoại thất còn phải phụ thuộc vào nhập khẩu, nên giá thành cao và ứng dụng kém.

 

  • Bên cạnh các nhà máy vật liệu xây dựng được đầu tư với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định.

 

Giải pháp phát triển một số ngành CNHT xây dựng dân dụng ở VN

 

1. Nhà nước cần có định hướng phát triển hợp lý ngành CNHT: Định hướng này làm cơ sở để đầu tư phát triển ngành và điều chỉnh, bổ sung các chính sách có liên quan, thể hiện qua các quy hoạch tổng thể phát triển từng ngành công nghiệp.

 

  • Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ: Liên kết sản xuất kinh doanh diễn ra giữa các DN FDI với DN trong nước, giữa DN lớn với DN nhỏ, giữa nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ với DN sản xuất. Tham gia vào liên kết, các DN có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ trợ sản xuất, và giảm thiểu chi phí so với khi DN sản xuất độc lập…Vì thế, phát triển liên kết DN được coi là một giải pháp quan trọng đã được nhiều nước sử dụng để thúc đẩy CNHT.

 

  • Chính sách khuyến khích phát triển CNHT: Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về CNHT; Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT; Thể chế hoá các quy định về cơ chế hợp đồng.

 

  • Chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất CNHT: Các chính sách này liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ưu đãi giá thuê đất, thuế (trong chừng mực không vi phạm các cam kết hội nhập, như thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách thuế gián tiếp, giảm thuế cho DN sản xuất linh phụ kiện phục vụ thị trường nội địa, các hỗ trợ về thủ tục…), cũng như các trợ giúp gián tiếp thông qua các khoá đào tạo về nhân lực. Các chính sách trợ giúp gián tiếp cũng có thể liên quan đến các biện pháp tăng cường liên kết kinh doanh giữa DN các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau.

 

  • Chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT: Các khu CNHT, các cụm liên kết ngành liên quan đến CNHT, các vườn ươm DN cho CNHT cần được nhận ưu đãi để phát triển. Chính phủ cần đầu tư dành kinh phí đào tạo nhân lực cho các ngành CNHT thông qua việc cải tiến các chương  trình đào tạo của các trường cao đẳng, dạy nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các chương trình đạo tạo tại chỗ hoặc kết hợp với DN sản xuất.

 

  • Thiết lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ: Thiết lập cơ sở dữ liệu về CNHT sẽ giải quyết tình trạng thiếu thông tin và mở rộng giao dịch giữa các bên tham gia vào CNHT. Hệ thống cơ sở dữ liệu giúp cả 2 phía cung và cầu có thể nhìn nhận và xây dựng các chương trình dài hạn với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Hiện tại có nhiều đơn vị cung cấp các danh bạ hoặc thông tin DN như VCCI, các Sở Kế hoạch – Đầu tư…

 

  • Đầu tư, các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật của Cục phát triển DNNVV, tuy nhiên, các dữ liệu vẫn dừng lại ở dạng danh bạ tra cứu sơ sài, chưa có các thông tin cụ thể thiết thực liên quan đến năng lực sản xuất cung ứng và không được cập nhật thường xuyên.

 

2. Hoàn thiện chính sách đầu tư: Nhà nước cần tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng tinh giản và gọn nhẹ, duy trì cơ chế “một cửa” nhằm tạo sự công bằng và điều kiện thuận lợi trong việc xin giấy phép đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng hơn để thu hút được nguồn vốn đầu tư không những từ nước ngoài như vốn ODA của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn thông qua liên doanh liên kết, mà còn huy động được nguồn vốn từ nhiều nguồn trong nước như: Vốn từ ngân sách, vốn từ các địa phương, vốn tự có trong dân,…

 

3. Chính sách đào tạo cán bộ và nhân lực: Các ngành CNHT thường có yêu cầu cao về chất lượng lao động, vì thế các giải pháp về giáo dục đào tạo nghề, trình độ quản lý có ý nghĩa quan trọng và là động lực thúc đẩy phát triển CNHT…/. 

 

Nguyễn Hoa


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang