Hội nghị Cấp cao G7 năm nay do Canada chủ trì, bao gồm 5 chủ đề chính: Tăng trưởng toàn diện; xu hướng việc làm cho tương lai; giới và trao quyền kinh tế của phụ nữ; hòa bình và an ninh; biến đổi khí hậu, năng lượng; và đại dương và các vấn đề bảo tồn. Mặc dù chương trình nghị sự dày đặc, thương mại dự kiến sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc thảo luận, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã họp từ 31/5 - 2/6 kết thúc với 6/7 thành viên yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin truyền đạt sự thất vọng của họ về mức thuế gần đây của Hoa Kỳ đối với nhôm và thép.
Theo báo cáo của Hội nghị Bộ trưởng tài chính: “Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã trao đổi thẳng thắn về những lợi ích của một hệ thống thương mại cởi mở dựa vào quy tắc và nhiều người nhấn mạnh tác động tiêu cực của các hành động thương mại đơn phương của Hoa Kỳ. Các Bộ trưởng và Thống đốc nhất trí rằng, các cuộc thảo luận này nên tiếp tục tại Hội nghị Cấp cao G7 ở Charlevoix - nơi cần có những hành động mang tính quyết định”.
Trong khi một số quốc gia được miễn thuế thép và nhôm, thường đổi lại để đồng ý về hạn ngạch xuất khẩu các kim loại này sang Hoa Kỳ, thì không có thành viên nào của G7 được miễn trừ. Một số thành viên G7, cụ thể là Canada và EU, đang phải đối diện với các mức thuế, sau khi có thêm thời gian để đàm phán. Mexico không phải thành viên G7, cũng nằm trong số các nước có thêm thời gian nhưng không nhận được miễn trừ.
Bối cảnh thương mại hiện nay đã trở thành trung tâm trong hàng loạt các cuộc họp cấp cao trong nhiều diễn đàn ở những tuần gần đây, bao gồm hội nghị bộ trưởng thương mại thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tại Paris, các phiên họp cấp cao tại Brussels giữa EU và Trung Quốc… Ví dụ, Hội nghị Bộ trưởng thương mại OECD được gọi là “sự đồng thuận trừ một trong số các thành viên” theo tuyên bố gọi là “tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương” như một hình thức hợp tác và đảm bảo “hòa bình và thịnh vượng”. Tuyên bố đó không được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ nhưng được các bộ trưởng còn lại ủng hộ, cũng bao gồm một phần chi tiết về vai trò của thương mại và đầu tư trong việc hỗ trợ “tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện” bao gồm các chủ đề từ thương mại kỹ thuật số đến năng suất công nghiệp.
Trong khi đó, việc xử lý vấn đề Mục 232 của thuế nhôm và thép tiếp tục diễn ra ở mức độ song phương, với nhiều nước bị ảnh hưởng để phản ứng thuế quan riêng với một số sản phẩm của Hoa Kỳ. Một số nước đã thông báo tới WTO về kế hoạch đình chỉ các nhượng bộ của họ đối với hàng hóa Mỹ. Trong một số trường hợp, các thành viên đó có kế hoạch đình chỉ nhượng bộ với giá trị nhập khẩu trị giá vài triệu đô la trở lên. Trong số các thành viên này là EU, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những đối tác đã đề cập đến quyền của họ theo quy tắc tự vệ của WTO khi làm như vậy. Các quan chức Canada và Mexico cũng xác nhận kế hoạch đặt thuế đối với sản phẩm của Mỹ. Hoa Kỳ đã lập luận tại WTO rằng các khoản thuế theo Mục 232 không thực sự là biện pháp tự vệ mà là kiềm chế nhập khẩu tạm thời để bảo vệ ngành công nghiệp khỏi sự gia tăng nhập khẩu hoặc có thể gây thiệt hại kinh tế cho họ.
Trong khi thương mại chiếm phần lớn các tiêu đề của báo chí quốc tế về hội nghị G7 sắp tới, chương trình tổng thể cho 2 ngày họp ở Charlevoix cũng bao gồm một loạt các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực có ý nghĩa về phát triển bền vững. Các phiên họp cấp bộ trưởng đã được tổ chức hoặc được lên kế hoạch cho 5 lĩnh vực chủ đề, đó là: Bình đẳng giới, hòa bình và an ninh, khí hậu và môi trường, tương lai việc làm, tăng trưởng toàn diện. Cùng với việc xem xét tình hình phát triển gần đây trong các lĩnh vực này, các thành viên G7 cũng dự kiến đánh giá lại các cam kết trong quá khứ, như loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trong khung thời gian đã định, và các bên liên quan mong đợi điều gì tại hội nghị cấp cao lần này.
Theo báo Công Thương