Năm 2017 là một năm khá khởi sắc của ngành giày - dép Việt Nam khi xuất khẩu giày đạt 1,02 tỷ đôi đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giày lớn thứ hai thế giới.
Lần đầu tiên rau quả vượt dầu thô về giá trị kim ngạch xuất khẩu, khi 4 tháng qua, rau quả đem về kim ngạch xuất khẩu 1,32 tỷ USD cho ngành Nông nghiệp, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2017.
Hiện Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam. Song, FDI Hàn Quốc vào Việt Nam dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Theo đó, đang có một làn sóng mới của nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2018 đạt đạt kim ngạch 3,14 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trung Quốc vượt qua Mỹ và EU trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam nhưng đây cũng là "điểm nóng" của thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguồn cung nguyên liệu đảm bảo cộng với nhu cầu nhập khẩu vẫn cao từ các thị trường chính đã hỗ trợ đà tăng trưởng XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018. Mực, bạch tuộc Việt Nam hiện có mặt tại 38 thị trường trên thế giới.
Tác động từ việc ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang và sẽ tạo ra những lợi thế gia tăng giúp cho ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường này.